"Bị" biết đến vì thi trượt công chức, bị tố bằng rởm, mâu thuẫn với lãnh đạo trường… những vị tiến sĩ, thạc sĩ này đã có những khoảnh khác sóng gió trong năm. Điều đáng nói là khi sự việc xảy ra, đa phần dư luận chia sẻ và đứng bên cạnh họ.

Và những hành động, bài học từ câu chuyện của họ phần nào khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

Thạc sĩ tâm huyết nhưng trượt công chức

Cuối tháng 4/2015, Sở Nội vụ Hà Nội thông báo 30/63 thí sinh trượt trong kỳ kiểm tra, sát hạch tiếp nhận công chức không qua thi trong kỳ tuyển dụng công chức. Cụ thể, trong số những người không đạt có 5 người có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị tài chính, Kỹ thuật Hóa học, Ngữ văn.

{keywords}
Minh họa Ngọc Diệp

25 thí sinh còn lại không qua được kỳ sát hạch vừa qua đều là thủ khoa, thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi nước ngoài.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ  Hà Nội lý giải nguyên nhân thủ khoa, thạc sĩ xuất sắc trượt công chức là do những người đó chưa tâm huyết.

Tuy nhiên, tâm sự của một người trong cuộc lại hé lộ những góc mà chỉ có người đi thi mới biết.

Là một thạc sĩ tốt nghiệp loại giỏi ở nước ngoài về, Anh T tâm tư: “Đừng bao giờ nói chúng tôi không tâm huyết. Không tâm huyết, chúng tôi thi công chức làm gì? Trong khi đó các công ty, tập đoàn nước ngoài thì đang vẫy gọi với nhiều chế độ ưu đãi về lương bổng và điều kiện phúc lợi khác”.

Tâm sự của anh T. nhận được đồng cảm và sẻ chia của rất nhiều người.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ đã phải lên tiếng. Từ câu chuyện này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết “Bộ Nội vụ sẽ sửa đổi Nghị định 24 để đảm bảo việc thi tuyển cũng như sát hạch nhũng trường hợp không qua thi tuyển được đảm bảo công khai, công bằng, khách quan. Trong đó việc đổi mới thi tuyển công chức sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.

XEM THÊM:

Tiến sĩ bị “tố” sai

Giữa tháng 6/2015, xuất hiện thông tin gây sóng gió là Tổng thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước bị một facebooker tố gian dối về bằng cấp, mà cụ thể là bằng tiến sĩToán học (Hungary) của ông.

Bất đắc dĩ trở nên “nổi tiếng”, GS Trần Văn Nhumg đã công khai ảnh chụp bằng tiến sĩ của mình. Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng giải thích sự những nhầm lẫn của không ít người về hệ thống bằng cấp của Hungary, nhất là khi Việt Nam có những nhà khoa học hàng đầu đã và đang học tập, làm việc tại đất nước này.

{keywords}

Bằng "Tudomany Kandidatusa" và "Tudomany Doktora"

của GS Trần Văn Nhung

Người “tố cáo” sau đó cũng đã công khai xin lỗi GS Trần Văn Nhung.

Kết luận về câu chuyện “trên trời rơi xuống” này, GS Trần Văn Nhung cho rằng “Không nên mất nhiều thời gian và ngụy biện vào chuyện thuật ngữ." Ý kiến của TS Nguyễn Quang A về vấn đề bằng cấp rất được tán đồng....

XEM THÊM: 

Khi tiến sĩ buộc phải lên tiếng

Câu chuyện ồn ào của Doãn Minh Đăng, giảng viên Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, sẽ bị xử lý vì “nói xấu” nhà trường trên Facebook, bắt đầu từ một việc tưởng như rất nhỏ: Anh Đăng tham dự một Hội nghị khoa học do Viện Toán học tổ chức vào tháng 3/2015 tại Hà Nội nhưng không báo cáo bằng văn bản.

Sự việc dần được đẩy căng thẳng. Ngày 19/11 trường kỷ luật anh Đăng vì các lỗi tự ý nghỉ việc mà chưa được ban giám hiệu cho phép, tự ý nghỉ học, có hành vi xúc phạm tới lãnh đạo nhà trường. Ngày 21/11 anh Đăng viết trên Facbook về chuyện mình bị đối xử bất công với nhà khoa học; trong đó đưa các trao đổi - thông tin để chứng minh cho điều này. Từ tháng 11, anh Đăng chuyển sang làm công tác thư viện.

{keywords}
Anh Doãn Minh Đăng (Ảnh Hoài Thanh)

Câu chuyện gây chú ý còn ở chỗ anh Doãn Minh Đăng từng là người chiến thắng trong vòng thi tháng tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympya cách đây 10 năm,  được cử đi du học đợt đầu tiên theo đề án Mekong 1000 của TP.Cần Thơ. Sau khi du học tại Hà Lan, anh về công tác tại Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ và giữ chức phó trưởng khoa Điện - Điện tử - Viễn thông và kiêm nhiệm trưởng bộ môn tự động hóa từ giữa năm 2014. Có tên trong quy hoạch phó hiệu trưởng, nhưng anh rút đơn khỏi quy hoach và xin ra khỏi Đảng.

Từ tâm nguyện của anh Đăng khi giải thích hành động “làm lớn chuyện” của mình: "Tôi chỉ mong muốn làm chuyên môn chứ không muốn làm lãnh đạo.  Đồng thời, mong nhà trường thay đổi cách ứng xử với những người được đưa đi đào tạo ở nước ngoài trở về yên tâm công tác"

Một cuộc tranh luận về việc người tài đi du học nên ở lại nước ngoài hay trở về trong nước làm việc, cũng như cách sử dụng người tài, được xới lại và bàn luận sôi nổi.

Các cựu quán quân, á quân, thí sinh tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã cùng vào cuộc chia sẻ góc nhìn của mình.

Không ít người bảo Đăng dại, không hiếm những lời khuyên rằng Đăng nên "đã đi du học rồi thì đừng về", người liên hệ với tấm gương thầy giáo Đỗ Việt Khoa rồi bảo "hãy lẳng lặng bỏ đi", hay "phải khéo léo, thiệt là khéo léo để hợp tác"...

Chị Đào Thu Hiền, người từng tốt nghiệp 2 trường ĐH danh tiếng của Mỹ là ĐH Coumbia và ĐH Harvard, từng làm cho 2 hãng thông tấn lớn là AP và Bloomberg, đồng thời có 6 năm làm tư vấn chính sách cho thị trưởng New York (Mỹ) nhận định “Tài chỉ là một trong nhiều yếu tố để bạn thành công ở xã hội Việt Nam. 

Khi nào mà nền kinh tế của chúng ta còn phụ thuộc vào rất nhiều quan hệ thì năng lực chỉ là phần phụ. Ai vừa có năng lực, vừa có quan hệ thì sẽ có nhiều cơ hội hơn. Những người chỉ có năng lực, không có quan hệ thì sẽ không thành công bằng”.

XEM THÊM: 

Ngân Anh tổng hợp