Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 44 và 45 diễn ra ở Viêng Chăn (Lào) từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 10 năm 2024, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn về Dịch chuyển, Công nhận và Phát triển Kỹ năng cho Lao động Di cư.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thống nhất thông qua các tuyên bố quan trọng về dịch chuyển kỹ năng cho lao động di cư và phòng ngừa lao động trẻ em, đồng thời ban hành hướng dẫn Chuyển đổi quyền lợi an sinh xã hội cho lao động di cư cũng như về bố trí việc làm và bảo vệ lao động di cư làm việc trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đẩy mạnh hỗ trợ lao động di cư và ngăn ngừa lao động trẻ em.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 44 và 45 diễn ra ở Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 10 năm 2024, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Viêng Chăn về Dịch chuyển, Công nhận và Phát triển Kỹ năng cho Lao động Di cư cùng Bảng kiểm và Tuyên bố ASEAN về Phòng ngừa Lao động Trẻ em bao gồm loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Các nhà lãnh đạo cũng đã thống nhất về Hướng dẫn ASEAN về Chuyển đổi Quyền lợi An sinh Xã hội cho Lao động Di cư và Hướng dẫn ASEAN về Bố trí Việc làm và Bảo vệ Lao động Di cư làm việc trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản.
Bà Chihoko Asada-Miyakawa, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của ILO, đã đánh giá cao các thỏa thuận này.
"Việc thông qua các Tuyên bố và Hướng dẫn quan trọng này của các nhà lãnh đạo ASEAN đánh dấu một bước tiến lớn trong đảm bảo quyền và bảo vệ cho lao động di cư và trẻ em trong khu vực.
Bà Chihoko cho hay: “ILO tự hào đã hỗ trợ quá trình xây dựng các công cụ quan trọng này và sẽ tiếp tục đồng hành với các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN để giúp đảm bảothực hiện các công cụ một cách hiệu quả".
Phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký ASEAN và một số nước đi đầu, ILO hỗ trợ xây dựng các Tuyên bố và Hướng dẫn này thông qua chương trình TRIANGLE tại ASEAN do Chính phủ Australia và Canada tài trợ; chương trình Quyền của người lao động từ Tàu tới Bờ (Ship to Shore) khu vực Đông Nam Á do Liên minh châu Âu tài trợ; và chương trình kỹ năng ILO-Hàn Quốc.
Việc hỗ trợ xây dựng Tuyên bố về Dịch chuyển, Công nhận và Phát triển Kỹ năng cho Lao động Di cư và Hướng dẫn về Bố trí Việc làm và Bảo vệ Ngư dân Lao động Di cư làm việc trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản được ILO thực hiện cùng Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM).
Diễn đàn ASEAN về lao động di cư là một diễn đàn mở để rà soát, thảo luận và trao đổi những thực tiễn điển hình và những ý tưởng, đề xuất giữa các Chính phủ, các tổ chức của người lao động, tổ chức của người sử dụng lao động, đại diện các tổ chức xã hôi dân sự về những thách thức chính mà người lao động di cư đang phải đối mặt tại khu vực Đông Nam Á, và dể đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy triển khai các nguyên tắc trong Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Lao động di cư.
Diễn đàn này cũng là dịp để chia sẻ kinh nghiệm của các bên trong việc triển khai khuyến nghị của các diễn đàn trước đây được tổ chức tại Hà Nội (năm 2010), Bali (năm 2011), Seam Reap (năm 2012) và Brunei Darussalam (năm 2013) cũng như kinh nghiệm xây dựng Bộ công cụ ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Lao động di cư.