“Lao đao” vì dịch bệnh

Chị Hương Ly - nhân viên của một công ty về xuất nhập khẩu chia sẻ: “Dịch bệnh xảy ra khiến nhiều công ty gần như không thể hoạt động. Cá nhân mình bị cắt giảm lương, nhiều nhân sự khác phải nghỉ việc. Công ty chồng mình cũng rơi vào cảnh tương tự, cuộc sống gia đình thực sự đang rất khó khăn. Mình chỉ mong nhanh hết dịch vì còn quá nhiều dự định phải làm”.

Anh Đức Tuấn - chủ một cơ sở kinh doanh hoa tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội) than thở: “Vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa vào vụ nở rộ nhưng bán rất chậm, giá lại thấp. Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều người ở quanh đây đã đổi nghề. Tôi vì kinh doanh hoa đã lâu, may mắn vẫn giữ được nguồn doanh thu nhất định nên vừa rồi vẫn quyết định vay vốn ngân hàng Hàng Hải để bám trụ cho tới khi hết dịch. Mong Covid-19 mau qua để chúng tôi có thể sống được với nghề”.

{keywords}
 

Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, người dân chuyển qua mua hàng online hoặc đến các siêu thị mua đồ, khiến hoạt động chợ truyền thống trở nên ế ẩm. Nhiều tiểu thương tại chợ cho biết, sức tiêu thụ hàng đã giảm ít nhất từ 30-50% so với trước, trong khi mỗi tháng tiểu thương phải chi trả tiền thuê sạp, chi phí điện nước, thuế…chưa kể tiền lãi ngân hàng từ những món vay trước mùa dịch.

Theo Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR, trước tình trạng dịch bệnh được kiểm soát như hiện nay, giãn cách xã hội nới lỏng, Việt Nam có thể hi vọng vào một kịch bản lạc quan về việc Covid-19 được khống chế hoàn toàn vào tháng 5, hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, để từng bước hiện thực hóa được kịch bản này vào tương lai gần, ngoài yếu tố về dịch bệnh, nhất thiết cần có những biện pháp trợ lực từ phía các nhà băng dành cho người dân. Bước qua đại dịch với những thiệt hại to lớn, nhu cầu cấp thiết của chủ hộ kinh doanh, tiểu thương hay những cá nhân “làm công ăn lương” là có một nguồn tiền với lãi suất ưu đãi hỗ trợ để phục hồi và tiếp tục thực hiện những kế hoạch, dự định còn chưa hoàn thiện.

Ngân hàng “gỡ khó” cùng người dân

Hiện thực hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do dịch Covid 19, đầu tháng 4/2020 nhiều ngân hàng đã tung ra các gói vay nghìn tỷ với lãi suất giảm sâu.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là một trong những đơn vị tiên phong trong chiến dịch này với gói tín dụng 7.000 tỷ được thiết kế cho khách hàng cá nhân vay tín chấp và vay thế chấp. Đối với vay tín chấp, MSB áp dụng lãi suất chỉ 12.99% trong 12 tháng đầu. Đây là sản phẩm phù hợp với khách hàng là chủ kinh doanh hay có nguồn thu nhập từ lương. Hạn mức MSB cấp lên tới 24 lần thu nhập với lãnh đạo chủ chốt, 20 lần thu nhập với các trường hợp thông thường và tối đa 1 tỷ đồng.

Đối với vay thế chấp, khách hàng được lựa chọn lãi suất ưu đãi 6.99%/năm trong 06 tháng, 7.99%/năm trong 12 tháng, hoặc 8.75%/năm trong 18 tháng đầu. Đặc biệt với gói vay mua ô tô, lãi suất là 8.99%/năm trong 24 tháng. Gói vay thế chấp của MSB đáp ứng nhu cầu vay vốn linh hoạt như mua đất thổ cư, nhà dự án, mua ô tô, sửa chữa hoàn thiện nhà, mua sắm nội thất hoặc đầu tư, mở rộng kinh doanh, hay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn.

{keywords}
 

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng bán lẻ MSB cho biết: “Từ đầu năm 2020, MSB đã triển khai nhiều chương trình tín dụng khác nhau, thực hiện cho vay mới, hỗ trợ nguồn vốn lãi suất thấp tới hàng ngàn khách hàng. Với phương châm luôn đồng hành và chia sẻ khó khăn, MSB cũng triển khai đồng loạt các giải pháp thiết thực và kịp thời khác như tư vấn khách hàng về phương án trả nợ phù hợp với dòng tiền, giảm thiểu chứng từ, áp dụng quy trình tự động đánh giá tín dụng…nhằm chung tay vì cộng đồng, cùng tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục thực hiện những dự định cuộc sống hay thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Với những động thái nhanh chóng, thiết thực của mình, MSB nói riêng và các ngân hàng nói chung đang nỗ lực chung tay cùng xã hội vượt qua những khó khăn, thách thức thời điểm dịch Covid-19 tạm thời được khống chế, cuộc sống đang theo hướng trở lại guồng vận hành thường nhật.

Minh Ngọc