CEO của Nokia, Stephen Elop đã lần đầu tiên lên tiếng về thương vụ thâu tóm Motorola Mobility của Google, cho đây là dấu hiệu cảnh báo “nguy hiểm” đang đến.
Rõ ràng không phải ai trong giới công nghệ cũng thích thú trước liên minh Google – Motorola Mobility mới thành lập, và một trong số đó chính là Nokia, nhất là khi hãng này vừa đạt được một thỏa thuận hợp tác lâu dài với Microsoft vào đầu năm nay.
Nỗi lo sợ của Stephen Elop cũng chính là cảm xúc của những đối tác sản xuất điện thoại Windows Phone khác khi nghe tin Nokia và Microsoft đã lấn sân vào thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD của họ, bởi liên minh giữa hãng phần mềm Mỹ và công ty di động Phần Lan sẽ “ưu ái” cho Nokia nhiều điều khoản có lợi mà những hãng sản xuất điện thoại Windows Phone khác không có được.
“Nếu tôi mà ở cương vị người lãnh đạo một hãng sản xuất thiết bị Android, tôi sẽ nhấc điện thoại và gọi thẳng cho ban lãnh đạo Google và cảnh báo có nguy hiểm trước mắt…” – Stephen Elop tâm sự.
Thực ra, nếu nhìn sự việc theo con mắt của giới phân tích trung lập, thương vụ mua lại Motorola Mobility chẳng qua là cách sở hữu hợp pháp và chính đáng con số khổng lồ gồm 17.000 bằng phát minh của hãng smartphone Hoa Kỳ, vốn sẽ giúp gã khổng lồ tìm kiếm “bảo vệ” được đứa con tinh thần Android của họ khỏi “lưỡi hái pháp lý” đã, đang và sẽ tung ra bởi bàn tay của Microsoft hay Apple.
Một cổ đông của Motorola Mobility vừa đâm đơn kiện công ty này ra tòa, cáo buộc thương vụ sáp nhập trị giá 12,5 tỷ USD với Google đã diễn ra mà không bồi thường thỏa đáng cho các nhà đầu tư của Motorola Mobility.
Tuy “phần hồn” đã thuộc về Google, song có vẻ Motorola Mobility sẽ còn phải vất vả đương đầu với những rắc rối nảy sinh từ bên trong chính nội bộ công ty. Mới đây, John W.Keating, một cổ đông của Motorola Mobility vừa đâm đơn kiện hãng smartphone ra tòa, vì tin rằng giá mua 12,5 tỷ USD từ Google là… không đủ.
CEO của Motorola Mobility, Sanjay Jha, chín thành viên khác trong ban giám đốc cùng “chủ mới” Google đều có mặt trong danh sách bị đơn.
Được biết, đơn kiện đã được John W.Keating đệ trình lên một tòa án ở Chicago trước khi Google công bố về thương vụ sáp nhập. “Phi vụ đưa ra bởi Google không bù đắp thỏa đáng cho những nhà đầu tư của Motorola Mobility, bởi nó không phản ánh đúng giá trị thực chất của công ty.” – trích một phần đơn kiện của Keating, lấy danh nghĩa thay mặt toàn bộ các cổ đông còn lại của Motorola Mobility.
Google đã đồng ý chi 40 USD cho mỗi cổ phiếu mà mỗi cổ đông của Motorola Mobility nắm giữ, tương ứng với 12,5 tỷ USD cho toàn bộ công ty. Mức giá này đã cao hơn 63% giá trị cổ phần của Motorola Mobility trên sàn chứng khoán khi phiên giao dịch cuối ngày kết thúc vào hôm 12-8, một ngày trước khi thỏa thuận được công bố.
(Theo TTO)
Google thâu tóm Motorola với 12,5 tỷ USD
Các đối tác nói gì về thương vụ Google-Motorola
10 vụ thâu tóm đắt đỏ nhất của Google
Vì sao Google bỏ ra 12,5 tỉ USD mua lại Motorola Mobility?
Google đền 2,5 tỷ USD nếu thương vụ Motorola đổ bể
6 sản phẩm ăn theo thương vụ Google - Motorola
Microsoft và thương vụ Google-Motorola
Các đối tác nói gì về thương vụ Google-Motorola
10 vụ thâu tóm đắt đỏ nhất của Google
Vì sao Google bỏ ra 12,5 tỉ USD mua lại Motorola Mobility?
Google đền 2,5 tỷ USD nếu thương vụ Motorola đổ bể
6 sản phẩm ăn theo thương vụ Google - Motorola
Microsoft và thương vụ Google-Motorola
Stephen Elop (trái) và Steve Ballmer (phải) trong buổi công bố thỏa thuận hợp tác giữa Nokia và Microsoft vào đầu năm nay. Ảnh minh họa: Internet |
Rõ ràng không phải ai trong giới công nghệ cũng thích thú trước liên minh Google – Motorola Mobility mới thành lập, và một trong số đó chính là Nokia, nhất là khi hãng này vừa đạt được một thỏa thuận hợp tác lâu dài với Microsoft vào đầu năm nay.
Nỗi lo sợ của Stephen Elop cũng chính là cảm xúc của những đối tác sản xuất điện thoại Windows Phone khác khi nghe tin Nokia và Microsoft đã lấn sân vào thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD của họ, bởi liên minh giữa hãng phần mềm Mỹ và công ty di động Phần Lan sẽ “ưu ái” cho Nokia nhiều điều khoản có lợi mà những hãng sản xuất điện thoại Windows Phone khác không có được.
“Nếu tôi mà ở cương vị người lãnh đạo một hãng sản xuất thiết bị Android, tôi sẽ nhấc điện thoại và gọi thẳng cho ban lãnh đạo Google và cảnh báo có nguy hiểm trước mắt…” – Stephen Elop tâm sự.
Thực ra, nếu nhìn sự việc theo con mắt của giới phân tích trung lập, thương vụ mua lại Motorola Mobility chẳng qua là cách sở hữu hợp pháp và chính đáng con số khổng lồ gồm 17.000 bằng phát minh của hãng smartphone Hoa Kỳ, vốn sẽ giúp gã khổng lồ tìm kiếm “bảo vệ” được đứa con tinh thần Android của họ khỏi “lưỡi hái pháp lý” đã, đang và sẽ tung ra bởi bàn tay của Microsoft hay Apple.
Liên minh Google - Motorola Mobility bị kiện
Một cổ đông của Motorola Mobility vừa đâm đơn kiện công ty này ra tòa, cáo buộc thương vụ sáp nhập trị giá 12,5 tỷ USD với Google đã diễn ra mà không bồi thường thỏa đáng cho các nhà đầu tư của Motorola Mobility.
Mới “mở mắt chào đời”, liên minh Google – Motorola Mobility đã gặp sóng gió. Ảnh minh họa: Digitaltrends |
Tuy “phần hồn” đã thuộc về Google, song có vẻ Motorola Mobility sẽ còn phải vất vả đương đầu với những rắc rối nảy sinh từ bên trong chính nội bộ công ty. Mới đây, John W.Keating, một cổ đông của Motorola Mobility vừa đâm đơn kiện hãng smartphone ra tòa, vì tin rằng giá mua 12,5 tỷ USD từ Google là… không đủ.
CEO của Motorola Mobility, Sanjay Jha, chín thành viên khác trong ban giám đốc cùng “chủ mới” Google đều có mặt trong danh sách bị đơn.
Được biết, đơn kiện đã được John W.Keating đệ trình lên một tòa án ở Chicago trước khi Google công bố về thương vụ sáp nhập. “Phi vụ đưa ra bởi Google không bù đắp thỏa đáng cho những nhà đầu tư của Motorola Mobility, bởi nó không phản ánh đúng giá trị thực chất của công ty.” – trích một phần đơn kiện của Keating, lấy danh nghĩa thay mặt toàn bộ các cổ đông còn lại của Motorola Mobility.
Google đã đồng ý chi 40 USD cho mỗi cổ phiếu mà mỗi cổ đông của Motorola Mobility nắm giữ, tương ứng với 12,5 tỷ USD cho toàn bộ công ty. Mức giá này đã cao hơn 63% giá trị cổ phần của Motorola Mobility trên sàn chứng khoán khi phiên giao dịch cuối ngày kết thúc vào hôm 12-8, một ngày trước khi thỏa thuận được công bố.
(Theo TTO)