Nộp tiền phạt cho CSGT liệu có giảm tiêu cực do người dân ngại phiền hà phải đi lại nhiều nên có thể dẫn đến việc 'đi đêm'?
Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 1 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 để lấy ý kiến người dân.
Nóng hổi và được dư luận đặc biệt quan tâm là việc "Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt" được quy định tại khoản 2 điều 4 của Dự thảo.
Cảnh sát giao thông phối hợp với cảnh sát cơ động tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ. Ảnh: Baophutho.vn |
Tính hợp pháp?
Nếu căn cứ vào quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, có thể thấy rằng Dự thảo đã hướng dẫn về thẩm quyền của CSGT nhiều hơn Luật.
Tại khoản 2 điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định:
Theo báo Người Lao động, Cục CSGT đường bộ, đường sắt - Bộ Công an đã đột ngột gỡ bỏ nội dung dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 171/2013 về xử phạt giao thông, trong đó cho phép đóng phạt trực tiếp cho CSGT khỏi website của mình, với lý do "rút dự thảo xuống để chỉnh sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh". |
"Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt".
Với vấn đề này, Luật chỉ cho phép được trực tiếp thu tiền phạt tại các khu vực nhất định, không phải tất cả. Nhưng Dự thảo đã hướng dẫn chung là "Tổ chức, cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt". Điều này được hiểu là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào bị xử phạt đều có thể nộp tiền tại chỗ cho người ra quyết định xử phạt, không phân biệt vùng miền.
Hướng dẫn của Dự thảo đã mở rộng thẩm quyền của CSGT, quy định thẩm quyền của CSGT theo hướng nhiều hơn Luật và như vây, liệu đã phù hợp?
Tính hợp lý?
Cơ quan chủ trì Dự thảo cho rằng nộp tiền phạt cho CSGT sẽ giảm tiêu cực do người dân ngại phiền hà khi đi lại nhiều nên có thể dẫn đến việc thỏa thuận, 'đi đêm' với CSGT.
Thực tế với người dân, thuận tiện là quan trọng nhất, đi đâu cũng phải nộp chừng ấy tiền thì phạt "trực tiếp" (nộp cho CSGT) sẽ được lựa chọn nhiều hơn là "gián tiếp" (nộp tại kho bạc). Thậm chí, khi thấy mức phạt đưa ra là quá cao, người dân có thể "mặc cả" theo hướng "đôi bên cùng có lợi" mà ít gặp phải trở ngại nào.
Phát hành thêm một cái biên lai thì tình trạng này có giảm không, hay chỉ góp phần làm cho tiêu cực được diễn ra công khai hơn, hợp pháp hơn?
Trước đây, đã có nhiều ý kiến về văn bản muốn quay phim, chụp ảnh CSGT phải được CSGT đang làm nhiệm vụ đồng ý. Bây giờ, nếu việc nộp tiền phạt tại chỗ được áp dụng đại trà thì quyền của công dân và báo chí trong việc giám sát đối với lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ sẽ mất đi phần nhiều giá trị.
Đơn giản thủ tục hành chính là mong muốn hợp lòng dân, nhưng nếu phải lựa chọn giữa điều đó và phòng chống tiêu cực thì chắc chắn rằng việc phạt "trực tiếp" hay "gián tiếp" sẽ còn phải được suy xét nhiều hơn.
Nga Lê
Bài cùng tác giả: Sinh con với chồng quá cố và "gáo nước lạnh"
Thông tin hai bé sinh ra từ tinh trùng của người cha đã chết cách đây 04 năm không thể đăng ký khai sinh theo họ cha như một dòng nước lạnh dội xuống thành tựu y học lần đầu tiên ở VN. Siêu nhà đến siêu giường: VN 'nhất' thế giới ra sao?
Gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi một quan chức dõng dạc tuyên bố "Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta". Ông Chấn vô tội, người khác không thể vô can
Sau khi sự thật được phơi bày, công luận tin rằng nếu ông Nguyễn Thanh Chấn vô tội thì một số người khác không thể vô can. Rõ ràng, niềm tin ấy cũng là có cơ sở. |