-"Mọi người nên nhìn nhận những gì tôi đã làm được thay vì suốt ngày đi soi mói những thứ nhỏ nhặt, bới vết tìm lông", Đỗ Mạnh Cường nói

Yves Saint Laurent đã nói là"Thiết kế thời trang (như một ngành nghề) không hoàn toàn là một nghệ thuật nhưng cần phải là nghệ sĩ để có thể tồn tại". Tất nhiên, câu nói này không mang nghĩa khẳng định 1 -1. Nghĩa là, thời trang không hẳn là nghệ thuật, nhưng phải là nghệ sĩ thì mới là nhà thiết kế thời trang được, nhất là lại trong dòng thời trang cao cấp.

Anh có thấy rất nhiều ý kiến phản đối các mẫu thiết kế trong BST mới nhất của anh, và cả trước đó vì họ cho rằng: Anh đang copy, đạo các nhãn hàng thời trang cao cấp trên thế giới?

Tôi nghĩ mình không thể bắt được người ta suy nghĩ như thế nào về mình vì nếu người ta nhận định mình sai rồi thì sẽ là sai thôi. Cứ mỗi lần tôi tổ chức một sự kiện gì đấy thì chắc chắn ngày mai sẽ lại xảy ra những tranh luận và tôi cũng giải thích nhiều rồi. Giờ tôi quan điểm như thế này: Đối với người có kiến thức, họ hiểu thì chẳng cần giải thích họ cũng hiểu. Còn với những người không chịu hiểu thì dù tôi nói tới đâu tôi sẽ vẫn là người sai.

Cái quan trọng nhất đối với tôi là khách hàng nhìn nhận như thế nào về những thiết kế của tôi, tôi chỉ chấp nhận nhóm người bỏ tiền ra để mua những thiết kế của tôi. Chính họ mới là người chịu tìm hiểu và chi trả cho công sức của tôi. Còn nhóm người chỉ muốn xem và bình luận thì tôi sẽ để sang một bên. Vì những người xem và thích phán xét người khác, họ không mang lại cho tôi gì cả, nên cứ để họ làm những gì họ muốn. Họ tấn công tôi suốt 5 năm nay rồi, mà thật lạ, họ càng tấn công, tôi lại càng thành công.

{keywords}

Anh không chùn bước với sự sáng tạo mới, ở các BST mới trong thì tương lai?

Với tư cách là một NTK, tôi chỉ luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để cống hiến cho nền thời trang Việt Nam ngày càng phát triển hơn. 'Mục tiêu của tôi trong nghề là người Việt Nam sẽ yêu thích và sử dụng hàng Việt Nam nhiều hơn. Và tôi đã cố gắng hết mình để thực hiện được mục tiêu đó.

Bản thân tôi hiểu rằng, người Việt Nam rất thích xài hàng hiệu và họ quan niệm rằng hàng ngoại mới là hàng hiệu còn hàng Việt là thứ hàng rẻ tiền. Đó là quan điểm của những người có tiền, thật sự muốn chi tiền để sở hữu những món đồ đắt giá và tôi muốn thay đổi tư tưởng của họ.Còn những người chỉ xem cho vui, họ sẽ luôn muốn tôi phục vụ theo gu thẩm mỹ và quan điểm của họ trong khi họ không mang lại gì cho tôi. Thực chất, họ không phải là tôi, tôi cũng không phải là họ nên muốn họ hiểu những gỉ tôi đang làm e rằng rất khó.

Nhưng “họ” lại là nhiều người có cả chuyên môn thiết kế thời trang nữa, họ cùng nghề với anh, họ lên tiếng về việc giống copy, anh vẫn không để tâm?

''Để chiều lòng dư luận thì rất khó, ngay cả giám đốc sáng tạo của Dior bây giờ là Raf Simon cũng nhận được rất nhiều phản ứng dữ dội trên những diễn đàn thời trang quốc tế. Thì không có lý do gì tôi không bị mang ra mổ xẻ, khen chê cả. Thôi thì cứ chấp nhận chuyện đó và cứ cống hiến cho những người yêu thương mình.

Bản thân tôi trong bao năm nay bị rất nhiều áp lực dư luận, nhưng tôi vẫn khẳng định được vị trí của mình. Đến bây giờ, ĐMC vẫn là nhà thiết kế duy nhất ở VN có khả năng độc lập tổ chức 2 show diễn 1 năm theo tiêu chuẩn quốc tế. Tôi nói vậy, lại có nhiều người cho rằng tôi chảnh choẹ, lộng ngôn. Nhưng điều tôi nói là sự thật, mọi người nên nhìn nhận những gì tôi đã làm được thay vì suốt ngày đi soi mói những thứ nhỏ nhặt, bới vết tìm lông.

Xin phép anh trả lời vào ý chính?

Sản phẩm, về cơ bản nó là sự sáng tạo lặp lại chứ không phải là sự sáng tạo độc nhất vô vị. Nó chỉ là cái quần là cái quần, áo là áo, váy không ôm thì xòe, không cắt cúp trước thì sau… Về phom dáng cơ bản, thì tất cả nhà thiết kế đều sáng tạo trên cái cũ. Qua đường cắt, chất liệu, cảm nhận… Bản thân người xem, chỉ dồn vào tôi, phán xét theo quan điểm riêng của họ, tôi thấy mình bị bất công. Nhưng cũng không thể giải thích vì sao họ lại làm như vậy.

Nhưng, cái cuối cùng, những người khách hàng của tôi vẫn luôn hiểu. Tôi không thể suốt năm này sang năm khác phải giải thích hết năm này sang năm khác “tôi không copy đâu/ tôi không đạo đâu”, thôi thì cứ để lượng khách hàng ngày càng đông của tôi trả lời vậy.

Lượng bán hàng của anh như thế nào sau BST La Vie En Rose vừa rồi?

Chúng tôi sẽ phải làm cật lực cho đến 3,4 tháng nữa mới hết đơn hàng cho một cái sản phẩm, như vậy đã là thành công rồi. Nếu như trước đây, “Butter fly” là 1 BST thành công của tôi thì lần này, La Vie En Rose thành công hơn rất nhiều, nó đã vượt qua được BST cũ.

Khách hàng của tôi đều là những người có tiền và địa vị trong xã hội, nhưng những người không mua hàng của tôi đứng ngoài lại cho rằng họ không biết tiêu tiền vì bỏ tiền ra mua sản phẩm của ĐMC. Xin lỗi, người làm ra tiền họ luôn biết họ đang làm gì, trả tiền cho mục đích gì.

Nhất là những người giàu có đến mức họ không thiếu hàng cao cấp trên thế giới trong nhà. Họ có thẻ thành viên để mua hàng hiệu trên thế giới, mà họ vẫn dùng sản phẩm của tôi rất nhiều, như 1 sự trân trọng sản phẩm của người Việt.

Có thông tin, có khách hàng “cuồng ĐMC”, mua lượng sản phẩm lên đến 2 tỉ. Liệu đó có phải tin đồn nhảm?

Có khi còn hơn. Tôi có những người khách mua đến cả vài trăm sản phẩm của tôi. Tôi là người yêu thích thời trang, khi thích một thương hiệu nào đó tôi cũng không đến mức mua đến 100 sản phẩm của hãng đó. Nhưng khách hàng của tôi có đến 200-300 sản phẩm của ĐMC trong tủ quần áo, thậm chí có những khách ''cuồng'' ĐMC đến mức có hơn 500 sản phẩm. Họ còn nói đùa rằng có thể mở được tiệm của ĐMC luôn rồi

Mỗi mẫu thiết kế, họ mua đến 30 màu, và cái hay của tôi chính là như thế. Tôi có thể có được rất nhiều màu. Nếu họ rất thích hàng nước ngoài, ví dụ như Chanel, họ chỉ có được 1 màu, nhưng với tôi thì có đến vài chục màu cũng có. Tôi có những khách hàng khủng khiếp lắm, chứ nếu bán một, hai cái thì thử hỏi làm sao tôi có tiền để làm show?

Tôi cho rằng, lĩnh vực thời trang chưa đủ tầm vóc để được gọi là nghệ thuật một cách trọn vẹn vì thực ra nó còn non trẻ (theo nghĩa sáng tạo) so với bề dày thành tựu của các loại hình nghệ thuật khác. Với anh thì sao?

Xưa nay, Việt Nam vẫn quan niệm thời trang là nghệ thuật, nhà thiết kế là nghệ sĩ. Tôi quan điểm, nhà thiết kế chỉ là một cái nghề. Khi tôi học bên Pháp, tôi cũng ngộ tưởng về thời trang là thế này thế kia, mang tầm vóc rất kinh khủng, nhưng sau này có những trải nghiệm, ra kinh doanh, chiến đấu với cuộc sống, làm mọi thứ thì tôi hiểu thời trang là gì.

Tôi ngày xưa, cũng bị nghĩ NTK cũng phải là thế này, thế kia. Giờ, tôi hiểu rõ hơn tôi là NTK nhưng cũng là nhà kinh doanh. Nên khi thiết kế, tôi hướng đến mục đích kinh doanh. Tôi không ảo tưởng.

• Thanh Đường – Từ Nữ