Mỗi buổi sáng, người vợ xinh đẹp của pharaoh Akhenaten đều biểu diễn điệu múa thoát y trong ánh bình minh để làm thần mặt trời “hưng phấn” mà phù hộ cho Ai Cập.
TIN BÀI KHÁC
Những chuyện lạ đang gây xôn xao dư luận
Lê Văn Luyện: "Em thương em bé bị giết"
Ngộ độc tập thể, hơn 200 học sinh nhập viện
Vợ của thần mặt trời
Tượng Nefertiti đang được trưng bày ở Đức |
Các tài liệu và tranh, tượng để lại cho thấy Nefertiti thường cạo sạch tóc cho
mát và chống chấy rận, giống như nhiều phụ nữ Ai Cập thời đó. Mái đầu của bà
được trang điểm bằng chiếc vương miện hình trụ cao làm nổi bật thêm cái cổ thanh
tú và đôi mắt đen hút hồn, hoặc bà đội tóc giả với những lọn rủ đầy gợi cảm phía
trước. Những đêm “mây mưa” với hoàng đế, Nefertiti thường tắm trong bồn nước ướp
các hương liệu đặc biệt, xức dầu thơm lên khắp cơ thể.
Thay chồng cai trị Ai Cập
Nefertiti gần như chiếm trọn ân sủng của pharaoh trong chốn hậu cung và bà cố
sức tận dụng cơ hội để sinh con trai nhằm củng cố địa vị lâu dài của mình. Thế
nhưng 6 người con mà bà sinh “liền tù tì” trong 12 năm sau khi kết hôn đều là
con gái. Trong khi đó, một vợ lẽ của nhà vua đã sinh hạ được hoàng tử
Tutankhamen. Chính vì vậy, hoàng hậu đã phải vận dụng tối đa cả sắc đẹp và cả
quyền lực của mình để loại bỏ các đối thủ nguy hiểm cho tương lai.
Quyền lực của vị hoàng hậu này càng lên cao trong những năm cuối đời của hoàng
đế Akhenaten, đến mức nhiều sử gia đoán rằng bà đã được nhà vua cất nhắc lên vị
trí đồng cai trị. Sau khi Akhenaten qua đời, con trai ông là Tutankhamen lên
ngôi, Nefertiti là người đồng cai trị, chính thức trở thành một pharaoh. Tuy
nhiên đây cũng là thời điểm mà quyền lực cùng sự sống của bà sắp sửa chấm dứt.
Với truyền thống tôn thờ Amon, tín ngưỡng thờ thần Aten của vợ chồng Nefertiti
bị người Ai cập ngầm coi là dị giáo. Việc pharaoh ra lệnh đóng cửa các đền thờ
thần Amon, ép dân tôn thờ Aten đã gây phẫn nộ lớn ở Ai Cập, và tạo ra làn sóng
phản đối trong các vị đại thần và giới tăng lữ, vốn có thế lực rất lớn ở nước
này. Lo lắng về điều đó, vua Akhenaten từng xây dựng một thành phố mới mang tên
Amarana để sống cùng hoàng hậu, nơi hoàng gia được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên,
triều đại của ông vẫn ngày một yếu đi. Khi đã trở thành nữ hoàng Ai Cập,
Nefertiti muốn xoa dịu xung đột tín ngưỡng bằng cách mở cửa trở lại các đền thờ
Amon, cho phép người dân thờ khác vị thần khác ngoài Aten. Nhưng đã quá muộn.
Cuối cùng, nàng vẫn bị lật đổ và sát hại.
Bí ẩn và quyến rũ suốt mấy nghìn năm
Mãi đến đầu thế kỷ 21, những dấu tích đầu tiên về nơi chôn cất Neferiti mới được
phát hiện khi nhà khảo cổ Fletcher khảo sát Thung lũng các hoàng đế. Họ phát
hiện một xác ướp và cho rằng đó chính là vị nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập cổ đại.
Điều làm mọi người sững sờ là xác ướp đó chẳng những không nguyên vẹn mà còn
“rách nát”, đầy thương tích (không rõ là xuất hiện trước hay sau khi chết). Xác
ướp nữ hoàng có một vết đâm ở phần dưới ngực trái, ngực và cổ bị rạch tơi bời,
cánh tay phải rách toạc, tay trái cũng bị thương như đang cố ngăn cản mũi dao,
bàn chân đứt rời… Rõ ràng là nữ hoàng đã bị trả thù, không biết là do các chính
sách về tín ngưỡng hay vì những âm mưu ‘thanh toán” của bà trông chốn hậu cung.
Rõ ràng là sức quyến rũ đầy bí ẩn của Nefertiti khiến cho hậu thế sau mấy nghìn
năm vẫn đồn đoán về bà. Sắc đẹp vẫn làm cho con người thời hiện đại chết mê chết
mệt. Một phụ nữ người Anh đã nghiến răng chịu đau đớn, trải qua 51 lần phẫu
thuật thẩm mỹ chỉ để có gương mặt giống Nefertiti. Trùm phát xít Đức Hitler cũng
sùng bái vẻ đẹp ấy đến mức giữ rịt bức tượng bán thân nổi tiếng của bà, được tìm
thấy vào đầu thế kỷ 20, dù phía Ai Cập đòi kiểu gì cũng không chịu trả.
Cũng vì Nefertiti có sức hút quá lớn nên người đương đại không ngừng nghiên cứu,
tranh cãi về bà. Gần đây, một số nhà nghiên cứu cho rằng Nefertiti trên thực tế
không đẹp như bức tượng thể hiện, mà có cái mũi khoằm hơn và nhiều nếp nhăn hơn.
Cho dù điều đó có là sự thật thì bà vẫn là một biểu tượng của sắc đẹp, một sắc
đẹp đủ mãnh lực gây sóng gió cho cả một vương triều.
(Báo Đất Việt)