{keywords}
Theresa Kachindamoto, nữ thủ lĩnh 60 tuổi ở Malawi với nhiều đóng góp trong việc ngăn chặn nạn tảo hôn

‘Kẻ huỷ diệt’ nạn tảo hôn – đó là biệt danh của Theresa Kachindamoto, một thủ lĩnh bộ lạc, người đã huỷ bỏ nạn tảo hôn ở Malawi để đưa các bé gái quay lại trường học, cho chúng một tương lai tốt đẹp hơn.

Malawi là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em kết hôn cao nhất trên thế giới, với 50% phụ nữ kết hôn trước 18 tuổi. Và Theresa Kachindamoto là người phụ nữ đang đấu tranh để chấm dứt tình trạng này.

Tính đến nay, bà đã ngăn chặn được hơn 1.000 vụ tảo hôn và nghiễm nhiên được đặt biệt danh là ‘kẻ huỷ diệt’ nạn tảo hôn.

Theresa Kachindamoto là ai?

Theresa Kachindamoto là con gái út trong số 12 anh chị em trong một gia đình bình thường ở quận Dedza. Bà là thư ký suốt 27 năm ở một trường cao đẳng thuộc quận Zomba – miền Nam Malawi. Bà có chồng và 5 người con trai.

Năm 2003, bà được bầu làm thị trưởng quận Dedza với dân số hơn 900 nghìn người.

Bà cũng là một trong số 300 thủ lĩnh bộ lạc của đất nước với 10% dân số nhiễm HIV này. Họ là những người bảo vệ truyền thống nhưng cũng là người có quyền và sức mạnh để thay đổi hoặc bãi bỏ một số tập tục văn hoá giống như nạn tảo hôn. Bà là người có quyền lực đứng trên 551 trưởng bản.

‘Khi tới đây, tôi thấy nhiều bé gái 12-14 tuổi đã có 2 đứa con’ – bà kể. ‘Đó là lý do tại sao tôi tức giận. Bởi vì chúng còn quá trẻ để sinh con. Đó cũng là lý do tại sao tôi nói không. Như thế là quá nhiều. Tôi phải làm gì đó. Nếu các trưởng bản cho phép một bé gái kết hôn, tôi sẽ loại bỏ anh ta ngay lập tức’.

Kể từ giây phút đó, bà thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn hành vi này và đưa các bé gái trở lại trường học.

Kachindamoto bắt đầu cuộc đấu tranh của mình bằng cách xác định các nạn nhân dựa vào mạng lưới phụ nữ ở địa phương. ‘Chúng tôi tới từng nhà để tìm kiếm các bé gái’ – một thành viên của nhóm kể.

Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn thường liên quan đến truyền thống và sự nghèo đói. Nhiều gia đình buộc phải cho con gái đi lấy chồng vì họ không nuôi nổi con và tin rằng người chồng tương lai sẽ giúp họ làm chuyện đó.

‘Vì bố mẹ không nuôi được nên tôi quyết định có bạn trai và có bầu’ – Glory Mwale, cô gái kết hôn và mang thai năm 16 tuổi chia sẻ.

UN Women – Tổ chức của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ - cũng giúp Kachindamoto thực hiện sứ mệnh này thông qua các chiến dịch và hoạt động.

Giáo dục vì sự thay đổi tích cực

Kachindamoto đang làm tốt công việc của mình ở các ngôi làng của Malawi, nhưng thách thức trước mắt là xây dựng một cách tiếp cận mới cho các vấn đề, thu hút phụ huynh, các nhà lãnh đạo và chính các bé gái. Đó là lý do tại sao bà đang cố gắng hợp tác với các trưởng bản và nói chuyện với phụ huynh để thuyết phục họ rằng giáo dục là quan trọng nhất.

‘Thay đổi thái độ và hành vi cần có thời gian, đặc biệt là những bậc cha mẹ và trưởng bản được hưởng lợi từ các cuộc tảo hôn’.

‘Nếu bạn cho con gái đi học, bạn sẽ có mọi thứ trong tương lai’ – Kachindamoto đã dùng lý lẽ ấy để thuyết phục họ.

{keywords}
Theresa Kachindamoto muốn các bậc phụ huynh hiểu rằng giáo dục là quan trọng nhất

Ngoài ra, vào năm 2017, Malawi cũng đã có một bước tiến lớn bằng cách sửa đổi luật tăng tuổi kết hôn tối thiểu từ 15 lên 18 tuổi. Đó cũng là cơ sở để bà Kachindamoto có quyền thực thi pháp luật trong trường hợp trưởng bản và phụ huynh vi phạm luật.

Một bước quan trọng tiếp theo mà bà xác định là đồng hành cùng các bé gái trong việc đưa chúng quay trở lại trường học. Thường thì chúng sẽ cô đơn, không được gia đình ủng hộ.

Bất chấp những điều tiếng từ phía cộng đồng, ngày càng có nhiều bé gái sẵn sàng làm việc này. Đó là lý do tại sao bà Kachindamoto và nhóm của mình đang lên kế hoạch xây dựng các ký túc xá cho những bé gái xa nhà.

Cặp vợ chồng sống thọ nhất thế giới kỷ niệm 80 năm kết hôn

Cặp vợ chồng sống thọ nhất thế giới kỷ niệm 80 năm kết hôn

Ông John 106 tuổi và bà Charlotte 105 tuổi là cặp vợ chồng sống lâu nhất thế giới. Cặp đôi sẽ tổ chức kỷ niệm 80 năm ngày cưới vào tháng 12 tới.

Nguyễn Thảo (Theo Life Gate)