Mực nước biển sẽ tăng 10 đến 20 met khi tất cả băng trên hành tinh tan chảy và quá trình này là không tránh khỏi, ngay cả khi con người thành công trong việc khống chế được nhiệt độ của hành tinh không vượt qua ranh giới 2 độ C.
Mực nước biển sẽ dâng 20m nếu như băng trên Trái đất tan chảy hoàn toàn và điều này là không tránh khỏi. Ảnh minh họa. |
Trưởng nhóm nghiên cứu, thành viên của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) là Richard Lane viết trên trang mạng của NSF: "Dù hành tinh ở tình trạng thiên nhiên về lượng khí cacbonic trong khí quyển, nhiệt độ thì mức nước Thái Bình dương cũng sẽ cao hơn hiện nay đến 20 met”.
Các nhà khoa học Mỹ và New Zealand so sánh quá trình diễn biến khí hậu với những gì đã xảy ra trên hành tinh trong kỷ Pliocene muộn (tức cuối thời kỳ thứ ba của Lịch sử Trái đất, cách nay từ 2,7 đế 3,2 triệu năm), khi lượng khí nhà kính trong khí quyển và nhiệt độ Trái đất tương tự ngày nay.
Từ kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã kết luận, ở kỷ nguyên chúng ta mực nước đại dương dâng lên là điều không thể tránh khỏi. Hiện tượng này xảy ra là do dự trữ nước sẽ được giải phóng do băng tại Greenland và Nam cực tan chảy. Các tác giả cũng cho biết thêm quá trình này sẽ kéo dài hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
Ông Richarrd Lane còn nói: "Khi lượng băng ở Greenland và Nam Cực tan thành nước tràn toàn bộ ra đại dương, thế giới sẽ có bộ mặt khác hẳn. Trên 70% dân cư trên Trái đất buộc phải di dời đến nơi ở khác hoặc sẽ bị chìm trong nước biển”.
Nhóm chuyên gia quốc tế về biến đổi khí hậu thành lập năm 1988 dưới sự bảo trợ của Tổ chức môi trường LHQ (UNEP) và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) để đánh giá những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầy do con người gây ra. Theo đánh giá của IPCC, khi nhiệt độ trung bình tăng lên 2 độ C sẽ gây ra một sự biến chuyển các hệ thiên nhiên qua một ngưỡng mới.
Tuấh Hà