- Nước trên Sao Hỏa là một chủ đề được bàn luận nhiều trong các nghiên cứu và quá trình thám hiểm Sao Hỏa. Vậy Nước trên Sao Hỏa có gì đặc biệt?
Các kiểu Nhật thực trên thế giới
Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trời
Vùng bức xạ và vùng đối lưu trong Hệ mặt trời là gì?
Nước là một yếu tố quan trọng bậc nhất để giúp duy trì sự sống, trong quá khứ của hành tinh Sao Hỏa, cũng như trong tương lai thám hiểm hành tinh này. Hiện tại có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nước tồn tại với lượng nhỏ trên hành tinh đỏ. Hàng tỉ năm trước, Sao Hỏa đã có thể còn có nhiều nước hơn hiện nay, và có thể có vị mặn cao. Các dấu hiệu xói mòn của nước trên bề mặt Sao Hỏa là chứng cứ thuyết phục nhất về những thay đổi thời tiết và sự tồn tại nước lỏng trong quá khứ của Sao Hỏa. Việc sử dụng nguồn nước còn tồn tại ngày nay là yếu tố sống còn cho sự đổ bộ của con người lên hành tinh này.
Theo các quan sát thu được từ các dụng cụ đo đạc đã đưa lên hành tinh và các vệ tinh bay quanh nó, cùng các quan sát từ Trái Đất, chúng ta hiện có được hiểu biết chi tiết về chu trình thay đổi của hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa diễn ra theo mùa trong năm Sao Hỏa. Nguồn cung cấp lớn nhất cho hơi nước đến từ vùng băng tuyết quanh cực Bắc, cứ đến cuối mùa xuân đầu mùa hè trên bắc bán cầu, một lượng lớn nước đá trên bề mặt ở vùng này lại thăng hoa và được gió đưa xuống phía nam. Sự đều đặn của chu trình hơi nước quan sát được cho phép chúng ta tạo ra các mô hình tiên đoán trước lượng hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa bất cứ ngày nào.
Toàn bộ lượng hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa rất nhỏ. Nếu toàn bộ nước trong khí quyển này rơi thành mưa trong một thời điểm, chúng sẽ tạo ra một biển nước chỉ dày vài trăm cm bao quanh bề mặt, ngoài ra còn có thêm các dữ kiện khác về nước lỏng đã từng tồn tại trên bề mặt Hỏa Tinh nhờ việc xác định được những chất khoáng đặc biệt như hematit và goethit, cả hai đôi khi được hình thành trong sự có mặt của nước lỏng. Một số chứng cứ trước đây được cho là ám chỉ sự tồn tại của các đại dương và các con sông cổ đã bị phủ nhận bởi việc nghiên cứu từ các bức ảnh được gửi về từ tàu Mars Reconnaissance Orbiter. Năm 2004, robot Opportunity phát hiện khoáng chất jarosit. Khoáng chất này chỉ có trong môi trường nước axít, đây cũng là biểu hiện của việc nước lỏng đã từng tồn tại trên Sao Hỏa.
Các mô phỏng thực tế ảo trên máy tính cho thấy hơi nước trong khí quyển Sao Hỏa còn phải tương tác với một nguồn nước nữa khá lớn nằm dưới bề mặt hành tinh. Một lượng nước lớn khoảng 10 lần toàn bộ nước có trong khí quyển có thể được hấp thụ trong vài xentimét đất đá trên bề mặt. Đây có thể là nguồn thu nước quan trọng và là mục tiêu khai thác cho các chuyến đổ bộ tương lai lên hành tinh.
Các tính toán cho thấy nguồn nước hấp thụ trên mặt đất cung cấp hơi nước cho khí quyển và được trao đổi qua lại giữa hai bán cầu nhờ gió thổi, quanh năm trên Sao Hỏa.
Con người đã phát thông điệp cho người ngoài hành tinh?
Các nhà khoa học dự kiến đã từng phát đi thông điệp cho người ngoài hành tinh về sự tồn tại của Trái Đất?
Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt
Giới khoa học đã quyết định lấy tên cô đặt cho thiên thạch mà cô khám phá ra bên ngoài Thái Dương hệ của chúng ta. Đó là giáo sư Jane Lưu.
Nhà toán học 81 tuổi được trao giải thưởng "Nobel về Toán học"
Ngày 20/3, giải thưởng Toán học danh giá Abel năm 2018 đã được được công bố với vinh dự thuộc về nhà toán học người Canada Robert Langlands.
Nhật Linh (theo Wikipedia)