"Ờ" - cái tên theo 3 hoạ sĩ chia sẻ thì ngắn nhưng tuỳ mọi người hiểu cho dài. "Ờ" hoặc "ờm" là tiếng thốt ra, nhằm biểu lộ sự đồng tình hoặc sực nhớ ra điều gì đó. Đem mấy chục bức tranh ra bày, rồi cùng nhau ờ lên một tiếng, phải chẳng ba họa sĩ đang sức nhớ ra một điều gì đó? Đã đến lúc mở thêm một lối đi, đầy thêm một cánh cửa chăng.

{keywords}
 Triển lãm kéo dài đến hết ngày 10/1/2020.

Với Hoàng Võ, anh vốn yêu thích và có sở trường về tranh chân dung màu nước, nhưng đến với “Ờ”, anh tập trung nhiều hơn vào vật liệu tổng hợp, loạt chân dung trừu tượng - biểu hiện của anh khá ấn tượng. Kinh qua nhiều bút pháp, nhưng có lẽ đến loạt chân dung trừu tượng-biểu hiện này thì Hoàng Võ mới “hiện nguyên hình”, mới nói được cái bản thể băn khoăn, dằn vặt.

Ngoài đời thường, Hoàng Võ là người vui vẻ, nhẹ nhàng, dễ gần, nhưng với loạt tranh này, dường như ta thấy một nhân diện khác, thô ráp và căng thẳng hơn. Nhưng sự căng thẳng này không phải là chuyện của riêng ai, mà mang chở được sự căng thẳng chung của thời cuộc. “Đầu như muốn nổ tung” là câu nói mà ta có thể bắt gặp bất kỳ đâu, nay chúng được Hoàng Võ “biểu hình hóa”.

{keywords}Ngoài đời thường, Hoàng Võ là người vui vẻ, nhẹ nhàng, dễ gần, nhưng với loạt tranh này, dường như ta thấy một nhân diện khác, thô ráp và căng thẳng hơn.

Điều thú vị là dù diễn đạt một căng thẳng đến không thể chịu đựng nổi, một tương lai đầy bất trắc, nhưng loạt chân dung trừu tượng-biểu hiện của Hoàng Võ không sa vào sự minh họa, vẫn giữ vững tinh thần thị giác trung lập, biểu nhiều hơn hiện, gợi nhiều hơn nói, cảm nhiều hơn ý. Đây đúng là những bức tranh bản lề của Hoàng Võ, hứa hẹn một lối rẽ khác, một bước đi mới của cây cọ đã vững vàng. 

Cũng tại triển lãm này, những bức trừu tượng trong loạt tranh Những tầng tương lai và Hoang dã của Hoàng Võ càng mang dấu của sự thay đổi, sự rời bỏ thói quen vẽ.

Hoàng Võ chia sẻ: “Vẽ là 1 từ ám ảnh. Cuốn hút, mê đắm hơn cả 1 thói quen, cơn ghiền. Những năm từ 1986 (tốt nghiệp cấp 3) đến 1994, vì nhiều lý do, tôi theo học ngành đào tạo thuyền trưởng, thuộc Trường Kỹ thuật Đường sông 2 (Cao Lãnh, Đồng Tháp). Sau 3 năm, tôi lấy bằng thuyền trưởng. Trong những lúc lênh đênh trên sông nước, những điều đọng lại không phải là thuỷ triều, tải trọng, cập bến/rời bến, hàng hoá... mà là những thứ khác: bất kỳ điều gì trải ra trước mắt đều được tôi ghi nhận lại dưới dạng ký hoạ: cảnh sông nước, chân dung anh em thuỷ thủ, các nàng “gái ngành”, những kẻ trôi nổi với cuộc sống thương hồ lang bạt”.

{keywords}
Trừu tượng của Thái Vĩnh Thành là sự kết hợp của bút pháp Tây phương và tinh thần thủy mặc của Đông phương.

Như trái lại sự dễ gần của Hoàng Võ, ở đời thường, Thái Vĩnh Thành luôn có một chút xéo xắt và một khoảng cách nho nhỏ với đa số, trừ những người thực sự thân thiết. Thế nhưng tranh của Thái Vĩnh Thành thì ngược lại hoàn toàn, chúng khá dễ gần, tươi vui. Đặc biệt với tranh trừu tượng, chúng thường có sự liên nối thi vị từ cái ý của tên phẩm đến sự xóa nhòa ranh giới về hình và ý.

Trừu tượng của Thái Vĩnh Thành là sự kết hợp của bút pháp Tây phương và tinh thần thủy mặc của Đông phương. Trừu tượng của Thái Vĩnh Thành nghiêng nhiều về tính trữ tình, về cảm tính, thay vì kỹ thuật và lý tính, anh như muốn diễn tả tâm thức và tâm thế của cái tôi-vô hình. Trong một cuộc trò chuyện, Thái Vĩnh Thành cho biết anh đang muốn dấn sâu vào sự buông lỏng và tối giản, để làm sao trừu tượng chỉ còn là sự khơi gợi nhẹ nhàng về cảm tính mà đủ đầy về kỹ thuật thể hiện. Như vậy, với “Ờ”, đây cũng là những bức tranh trừu tượng mang tính bản lề, là “đời cuối” của dòng trừu tượng mà Thái Vĩnh Thành đang theo.

Thái Vĩnh Thành chia sẻ: “Với tôi vẽ là hơi thở, là cuộc sống và là niềm đam mê! Bởi vì vẽ (hội họa) hiện tại là công việc sáng tạo duy nhất mà tôi có khả năng để làm tốt nhất!

{keywords}
Lê Hải Triều vốn ngọt ngào và khiêu gợi với những chân dung thiếu nữ, đây cũng là một sở trường của anh.

 Về đời thường, tính cách của Lê Hải Triều là sự pha trộn - nếu có thể nói vậy - giữa Hoàng Võ và Thái Vĩnh Thành, không gần gũi và cũng không xéo xắt. Trong một chia sẻ về vẽ, anh nói: “Tôi muốn đánh thức phần thức và tánh trong con người tôi thông qua cái nhìn và hiểu giữa thiên nhiên và con người. Tôi muốn đi tìm cái tôi chưa biết và chưa thấy, nên tôi mới vẽ cái tôi đã thấy và đã biết ở đời thường, khi tác phẩm hoàn thành là lúc tôi thật sự thấy và biết nó”.

Tại triển lãm này, chân dung của Lê Hải Triều có hai sắc độ. Thứ nhất là những bức vẽ sự thả lỏng của cơ thể. Khi ta thả lỏng cơ thể được là lúc ta chỉ chuyên chú vào cơ thể, nghĩa là chỉ có ta và cơ thể, hoàn toàn không có đối tượng khác chen vô. Thứ hai, mang tính bản lề hơn, đó là những tranh chân dung tiệm cận với ngôn ngữ trừu tượng, những tranh phảng phất chất siêu thực - ví dụ như bức Ngôn ngữ cơ thể 6. Nếu bước hẳn vào siêu thực, sẽ là một ngã rẽ táo bạo, một bước tư duy mới trong lối vẽ chân dung của Lê Hải Triều.

“Bộ tranh ra mắt triển lãm này, tôi muốn trình bày điều đó, tôi muốn nói lên tâm trạng của nhân vật muốn thả lỏng, nghĩa là tâm hồn nhân vật trong tranh đang chuyên chú vào cơ thể của chính mình. Tôi vẽ bên trong phác lộ hình thức bên ngoài, vẽ bên ngoài để thấy được chiều sâu bên trong. Mỗi bức tranh chính là vẽ tôi, và chính tôi là người thưởng lãm đầu tiên về chính mình”.

Tình Lê

Ra mắt sách, triển lãm ảnh về cố nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Ra mắt sách, triển lãm ảnh về cố nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Văn học tổ chức lễ ra mắt bộ sách Nguyễn Trọng Tạo - Tuyển tập và Triển lãm ảnh Chân dung Nguyễn Trọng Tạo của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ðình Toán.