Ông già 72 tuổi đi bộ liên tục trong 2 tháng 18 ngày, vượt 2.000 km đường với khát khao đến được lăng Bác Hồ đúng dịp sinh nhật Bác 19/5.
TIN BÀI KHÁC
Đó là ông Hồ Ngọc Khiết, sinh năm 1939, thường trú tại thôn Cát Lợi, xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ông lão ngoài 70 tuổi, râu dài, tóc bạc, da ngăm đen, gầy gò trong bộ quần áo bộ đội đã bạc màu, đã hai lần xuyên Việt, một lần bằng xe đạp và lần này là đi bộ từ Dinh Thống Nhất (TP.HCM) ra viếng lăng Bác.
Sau 2 tháng 18 ngày đi bộ liên tục, vượt gần 2.000 km đường, ông Hồ Ngọc Khiết đã có mặt tại Hà Nội đúng ngày sinh nhật Bác Hồ, hoàn thành chuyến đi bộ xuyên Việt của mình.
“Bốn năm trước, tôi đăng ký làm người chơi chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” là cái cớ để được ra Hà Nội, để có dịp đến Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chưa một lần được gọi.” – Ông Khiết kể.
“Đầu tháng 4-2010, tôi quyết định xuyên Việt bằng xe đạp ra Hà Nội viếng lăng Bác và năm nay nhân kỷ niệm 36 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 121 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, tôi muốn làm một điều gì đó ý nghĩa nên quyết định một lần nữa xuyên Việt bằng chính đôi chân của mình…”.
Trong “huyết tâm thư” gửi báo Tiền Phong hồi cuối tháng 2 và qua trao
đổi trực tiếp, ông Khiết cho biết, mục đích chuyến đi này của ông là
tái hiện hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ năm xưa xuyên rừng, vượt núi, làm
nên những chiến công hiển hách, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước, góp phần giáo dục thế hệ trẻ, tiếp lửa truyền thống cha ông. Điểm
xuất phát là Dinh Thống Nhất và điểm đến là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị cho chuyến đi, một tháng liền, ông Khiết đi bộ 12 km mỗi ngày để luyện tập sức bền. Ông dành dụm tiền từ việc bán cây cảnh để làm chi phí đi đường khi bị gia đình phản đối và cô lập về kinh tế.
Đúng 4h ngày 27/2, tại Dinh Độc Lập, ông Khiết bắt đầu cuộc hành trình. Hành trang gọn nhẹ với một chiếc ba lô quân đội, 2 bộ quần áo lót, 2 bộ quần áo bộ đội mặc thay đổi, một chiếc võng dù, một chiếc chăn, một chiếc màn đơn để có thể ngủ ở bất cứ đâu, một ít thuốc, một cái máy đo huyết áp để tự kiểm tra sức khỏe, một chiếc máy ảnh, một chiếc điện thoại di động để ghi lại những cảnh đẹp trên đường và liên lạc.
Nhưng có lẽ, vật quí giá nhất với ông là cuốn sổ nhật ký. Tràn ngập cuốn sổ là hàng trăm nét chữ, đoạn viết khác nhau: nguệch ngoạc và nắn nót, non nớt và rắn rỏi, dài và ngắn, chỉ một vài dòng kể hành trình hay cả một bài thơ dài... Tất cả đều rất chân tình bày tỏ sự khâm phục ý chí quyết tâm, nghị lực của ông.
Chuyện trên đường thiên lý
Mỗi ngày ông Khiết đi bộ trung bình 30 km, qua mỗi chặng đường theo chiều dài đất nước, ông lại nghỉ lại. Hầu hết các chuyến hành trình của ông được thực hiện vào rạng sáng và chiều mát vì ban ngày tránh ánh nắng mặt trời.
Cuốn “Nhật ký Xuyên Việt” mỗi ngày lại dày thêm bởi những dòng cảm xúc
của ông, của những người ông gặp dọc đường vì khâm phục ý chí của một
ông cụ họ ghi lại vài dòng tâm sự, mấy lời nhắn gửi… cùng những bức ảnh
ghi lại hình ảnh ông Khiết đã qua.
Chỉ tay vào mỗi dòng trong cuốn sổ, ông run run kể cho tôi nghe kỷ niệm qua mỗi chặng đường. “…Đến địa phận Tuy Hòa thì trời sập tối, tôi xin vào ngủ cùng với một thanh niên gác trong chốt tàu hỏa nhưng thấy dòng chữ “người lạ mặt không được ngủ trong này”, tôi mang võng ra cột vào gốc cây ngủ ngoài trời, sáng sớm lại tiếp tục cuộc hành trình…
Đến Quảng Bình, mua phải lon nước yến quá hạn và ổ bánh mỳ thiu uống và ăn vào thì bị tiêu chảy, huyết áp tăng cao đột ngột rồi lại tụt xuống thấp, người thì co giật tưởng chết may mà được người dân họ giúp…”
Gần 2.000 km đường đi bộ là cả một thử thách mà không phải ai cũng vượt qua được. Ông Khiết đã kiên trì đi bộ dọc chiều dài của đất nước.
“Trong cả cuộc hành trình chưa khi nào tôi nghĩ sẽ bỏ cuộc, chưa từng quá giang một đoạn đường dù ngắn. Lúc nào tôi cũng nghĩ, thà thất bại trong vinh dự còn hơn thành công trong gian trá. Quá giang dù chỉ một đoạn với tôi cũng như một khúc ruột bị ung thư, không thể cứu chữa được nên tôi muốn giữ khúc ruột đó cho trong sạch như sự tinh khiết giống cái tên của tôi”, ông Khiết tâm sự.
(Theo VTC News)
TIN BÀI KHÁC
Tang thương, hoảng loạn vì ngoại cảm
Vỡ mộng vợ chồng sau ngày cưới
Bé 3 tuổi chết đuối ở bể dầu ăn nhà hàng
Lời cuối cùng của Bin Laden trước khi chết
Hồ Gươm lại chuẩn bị được hút bùn
Vỡ mộng vợ chồng sau ngày cưới
Bé 3 tuổi chết đuối ở bể dầu ăn nhà hàng
Lời cuối cùng của Bin Laden trước khi chết
Hồ Gươm lại chuẩn bị được hút bùn
Đó là ông Hồ Ngọc Khiết, sinh năm 1939, thường trú tại thôn Cát Lợi, xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Ông lão ngoài 70 tuổi, râu dài, tóc bạc, da ngăm đen, gầy gò trong bộ quần áo bộ đội đã bạc màu, đã hai lần xuyên Việt, một lần bằng xe đạp và lần này là đi bộ từ Dinh Thống Nhất (TP.HCM) ra viếng lăng Bác.
Sau 2 tháng 18 ngày đi bộ liên tục, vượt gần 2.000 km đường, ông Hồ Ngọc Khiết đã có mặt tại Hà Nội đúng ngày sinh nhật Bác Hồ, hoàn thành chuyến đi bộ xuyên Việt của mình.
Ông Hồ Ngọc Khiết tại điểm xuất phát ở Dinh độc lập ngày
27/2/2011. |
“Bốn năm trước, tôi đăng ký làm người chơi chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” là cái cớ để được ra Hà Nội, để có dịp đến Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chưa một lần được gọi.” – Ông Khiết kể.
“Đầu tháng 4-2010, tôi quyết định xuyên Việt bằng xe đạp ra Hà Nội viếng lăng Bác và năm nay nhân kỷ niệm 36 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 121 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, tôi muốn làm một điều gì đó ý nghĩa nên quyết định một lần nữa xuyên Việt bằng chính đôi chân của mình…”.
Ông Khiết bên lăng Bác Hồ chiều 19/5 |
Chuẩn bị cho chuyến đi, một tháng liền, ông Khiết đi bộ 12 km mỗi ngày để luyện tập sức bền. Ông dành dụm tiền từ việc bán cây cảnh để làm chi phí đi đường khi bị gia đình phản đối và cô lập về kinh tế.
Đúng 4h ngày 27/2, tại Dinh Độc Lập, ông Khiết bắt đầu cuộc hành trình. Hành trang gọn nhẹ với một chiếc ba lô quân đội, 2 bộ quần áo lót, 2 bộ quần áo bộ đội mặc thay đổi, một chiếc võng dù, một chiếc chăn, một chiếc màn đơn để có thể ngủ ở bất cứ đâu, một ít thuốc, một cái máy đo huyết áp để tự kiểm tra sức khỏe, một chiếc máy ảnh, một chiếc điện thoại di động để ghi lại những cảnh đẹp trên đường và liên lạc.
Nhưng có lẽ, vật quí giá nhất với ông là cuốn sổ nhật ký. Tràn ngập cuốn sổ là hàng trăm nét chữ, đoạn viết khác nhau: nguệch ngoạc và nắn nót, non nớt và rắn rỏi, dài và ngắn, chỉ một vài dòng kể hành trình hay cả một bài thơ dài... Tất cả đều rất chân tình bày tỏ sự khâm phục ý chí quyết tâm, nghị lực của ông.
Chuyện trên đường thiên lý
Mỗi ngày ông Khiết đi bộ trung bình 30 km, qua mỗi chặng đường theo chiều dài đất nước, ông lại nghỉ lại. Hầu hết các chuyến hành trình của ông được thực hiện vào rạng sáng và chiều mát vì ban ngày tránh ánh nắng mặt trời.
Nhật ký xuyên Việt của ông Khiết. |
Chỉ tay vào mỗi dòng trong cuốn sổ, ông run run kể cho tôi nghe kỷ niệm qua mỗi chặng đường. “…Đến địa phận Tuy Hòa thì trời sập tối, tôi xin vào ngủ cùng với một thanh niên gác trong chốt tàu hỏa nhưng thấy dòng chữ “người lạ mặt không được ngủ trong này”, tôi mang võng ra cột vào gốc cây ngủ ngoài trời, sáng sớm lại tiếp tục cuộc hành trình…
Cảm tưởng của những người ông gặp hoặc giúp ông trên đường |
Đến Quảng Bình, mua phải lon nước yến quá hạn và ổ bánh mỳ thiu uống và ăn vào thì bị tiêu chảy, huyết áp tăng cao đột ngột rồi lại tụt xuống thấp, người thì co giật tưởng chết may mà được người dân họ giúp…”
Gần 2.000 km đường đi bộ là cả một thử thách mà không phải ai cũng vượt qua được. Ông Khiết đã kiên trì đi bộ dọc chiều dài của đất nước.
“Trong cả cuộc hành trình chưa khi nào tôi nghĩ sẽ bỏ cuộc, chưa từng quá giang một đoạn đường dù ngắn. Lúc nào tôi cũng nghĩ, thà thất bại trong vinh dự còn hơn thành công trong gian trá. Quá giang dù chỉ một đoạn với tôi cũng như một khúc ruột bị ung thư, không thể cứu chữa được nên tôi muốn giữ khúc ruột đó cho trong sạch như sự tinh khiết giống cái tên của tôi”, ông Khiết tâm sự.
(Theo VTC News)