Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2021 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) sáng 11/1, Tổng Giám đốc VIMC Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết, 2021 là một năm đặc biệt với tổng công ty. Từ một DN nhà nước luôn nằm trong "top đầu" về thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản, nhưng với việc triển khai tái cơ cấu một cách quyết liệt, toàn diện, VIMC đã bứt phá mạnh mẽ và đạt được kết quả tích cực.
Lợi nhuận của Tổng công ty ước đạt 3.750 tỷ đồng, trong đó cảng biển chiếm 67% lợi nhuận, dịch vụ hàng hải chiếm 26%, vận tải biển chiếm 7%.
Đặc biệt, lần đầu tiên sau nhiều năm thua lỗ kéo dài, toàn khối vận tải biển của đơn vị đã ghi nhận lợi nhuận gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2021.
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Xuân Sang |
Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và duy trì tăng trưởng sản xuất kinh doanh, trước tình hình diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19, các DN thành viên luôn sát cánh, đồng hành và cùng chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau để vượt qua đại dịch.
Ghi nhận những thành quả đạt được, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Xuân Sang cho biết, VIMC tiền thân Vinalines trải qua thời gian đặc biệt khó khăn, cùng với khủng hoảng ngành vận tải biển, hàng hải toàn cầu.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Bộ GTVT, tập thể lãnh đạo viên chức người lao động VIMC đã nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn, đã tái cơ cấu thành công, phát triển vươn lên và đạt kết quả thành công và có lãi lớn.
“DN vận tải biển, nhất là các đơn vị vận tải của VIMC lãi lớn, cổ phiếu tăng cao nên bản thân cũng thấy tiếc vì trước đây đã không đầu tư cổ phiếu của VIMC”, Thứ trưởng nói.
Theo Thứ trưởng, năm 2021 vận tải biển có lãi là do sự nỗ lực lớn của đơn vị và được hưởng lợi chút ít từ đại dịch. Dịch bệnh nên giá dịch vụ vận tải trên thế giới tăng cao, tác động kéo theo cước vận tải, giá cước tàu tăng lên.
Do vậy, vấn đề đặt ra là làm sao để vận tải biển phát triển bền vững. Đạt được mục tiêu này VIMC cần đánh giá kết quả và có những giải pháp phù hợp để kết quả sản xuất kinh doanh trong năm tiếp theo sẽ đạt được kết quả bằng và tốt hơn năm nay.
Tác động từ dịch bệnh Covid-19 làm cho giá cước tăng cao nên vận tải biển lãi lớn |
Thứ trưởng GTVT cho rằng, trong quy hoạch cảng biển có cả quy hoạch cảng cạn và đường thuỷ nội địa, do vậy VIMC cần quan tâm phát triển cảng biển với đội tàu biển phù hợp làm cơ sở để phát triển các “cánh tay nối dài” của cảng biển...
Năm 2021, VIMC đạt tổng doanh thu trên 19.000 tỷ đồng, trong đó lãi lợi nhuận gần 4.000 tỷ đồng (tăng 24% doanh thu, lãi tăng 5,5 lần so với kế hoạch đặc biệt khi năm 2020 lỗ 145 tỷ đồng). Về cảng biển đóng góp 65% lợi nhuận VIMC các cảng biển Cái Mép, Cần Thơ, Quảng Ninh. Sở hữu các cảng, âu tàu lớn của cả nước, là cơ sở quan trọng đạt doanh thu cao như năm 2021. Vận tải biển từ lỗ 870 tỷ năm 2020, lãi 1.080 tỷ lãi năm 2021, lần đầu tiên trong nhiều năm mảng vận tải biển lãi mà lãi lớn. Dịch vụ hàng hải có logistic, kho bến bãi cũng đem lại doanh thu lớn. |
Bộ GTVT đồng ý chỉ thu phí tự động không dừng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời Tổng cục Đường bộ Việt Nam liên quan việc triển khai thí điểm chỉ áp dụng hình thức thu phí điện tử không dừng trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Vũ Điệp