{keywords}
 

"Mỹ sẽ rút nếu cần thiết phải làm như vậy", ông Trump tuyên bố trước đám đông các công nhân đang reo hò tại một nhà máy hóa chất của Shell ở Pennsylvania. "Chúng ta biết họ đã chèn ép Mỹ suốt nhiều năm và điều đó sẽ không thể tiếp tục diễn ra lâu hơn nữa". 

Người đứng đầu Nhà Trắng nói, Mỹ không cần WTO nếu tổ chức này không giải quyết được những lỗ hổng khiến một số nước có lợi.

"WTO coi một số quốc gia nhất định như Trung Quốc, Ấn Độ, nhiều nước - họ coi đó là các nước đang phát triển...Các nước đó đã phát triển và có nhiều thuận lợi lớn. Chúng ta sẽ không để điều đó diễn ra thêm nữa", Sputniks dẫn lời Tổng thống Mỹ nói.

Ông Trump thường xuyên chỉ trích WTO với lập luận rằng Mỹ đang chịu thua thiệt với tư cách là thành viên của tổ chức toàn cầu này. Tổng thống Mỹ lặp đi lặp lại là WTO là "thảm họa" và "tai ương" đối với nước này.

Gần đây, ông Trump chỉ thị cho Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer phải đảm bảo sẽ có những thay đổi trong WTO để ngăn chặn những quốc gia đang phát triển lợi dụng các lỗ hổng lập quy.

Trong một bản ghi nhớ mới đây, Nhà Trắng chỉ ra rằng Trung Quốc và một số quốc gia khác vẫn coi mình là nước đang phát triển. Điều đó cho phép những nước này được hưởng lợi đi kèm vị thế, đưa ra những cam kết yếu hơn so với các nước thành viên WTO khác.

Ngay sau khi bản ghi nhớ được ban hành, ông Trump tuyên bố, WTO đã "hỏng" khi một số nền kinh tế giàu nhất thế giới tự xưng là đang phát triển và được đối xử đặc biệt để tránh các quy định của WTO. Bản ghi nhớ chỉ ra 7 trong số 10 nền kinh tế thịnh vượng nhất trên thế giới là Brunei, Hong Kong và Macao (Trung Quốc), Kuwait, Qatar, Singapore và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, bị Mỹ coi là nước lạm dụng các quy định của WTO nhiều nhất. Từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc luôn tuyên bố là nước đang phát triển, bản ghi nhớ của Mỹ nêu rõ.

Các cuộc thảo luận về việc cải tổ WTO đã diễn ra nhiều năm song 164 thành viên của tổ chức này vẫn chưa đạt nhất trí.

Video tự tạo của bài

Hoài Linh