- Malaysia Airlines có thể tồn tại sau vụ rơi máy bay MH17 và vụ mất tích chiếc MH370? Lịch sử từng ghi nhận nhiều công ty đã gục ngã sau những thảm họa tương tự, liệu hãng hãng không này có thoát được vết xe đổ đó?

Trong khi các nhân viên cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những thi thể cuối cùng của vụ rơi máy bay MH17, nhiều câu hỏi được đặt ra: số phận của hãng hàng không Malaysia Airlines ra sao khi vụ mất tích của chuyến bay 370 vẫn là một bí ẩn.

Ông Mohshin Aziz, chuyên gia phân tích hàng không của Maybank, nhận định: “Điều này chưa từng có tiền lệ”. Đây hoàn toàn không phải lỗi của Malaysia Airlines, nhưng từ giờ khách hàng sẽ tìm mọi cách để “né” hãng hàng không này dù họ biết tai nạn có thể xảy ra với bất kì hãng nào trên thế giới. Theo nhiều khách hàng, việc trong vòng 4 tháng, hai thảm họa liên tiếp xảy ra cướp đi hơn 500 sinh mạng khi bay với Malaysia Airlines khiến họ cảm thấy “rợn người”.

{keywords}

Sự tồn tại của Malaysia Airlines sau thảm họa kép vẫn còn là điều bí ẩn.

Cổ phiếu của Malaysia Airlines đã giảm 11% từ hôm thứ sáu tuần trước, 27% trong năm nay. Sau khi chuyến bay MH 370 bị mất tích bí ẩn hồi tháng 3/2104, lượng hành khách của hãng đã sụt giảm còn 1,3 triệu trong tháng 5/2014 - lần giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2012. Ông Daniel Tsang, công ty tư vấn Aspire Aviation, Hongkong cho biết "trước vụ MH17 thì vấn đề nằm ở chi phí... , và nay doanh thu lại là một mối lo lớn. Dù việc khởi đầu lại từ con số 0 là rất cực đoan nhưng nó sẽ là biện pháp bền vững trong dài hạn”.

Nhiều chuyên gia nhận định, bước đi hữu hiệu nhất là để cho hãng sụp đổ hoàn toàn, sau đó tái xây dựng lại từ đống đổ nát.

Trong khi Malaysia Airlines vẫn được coi là hãng hàng không chủ lực của Malaysia sau hai thảm họa liên tiếp, nhiều chuyên gia cho rằng lượng tiền mặt của hãng chỉ cho phép hoạt động đến hết năm 2015, trước khi phải tìm đến gói cứu trợ của chính phủ.

Trên thế giới, theo tờ South China Morning Post, có nhiều công ty lớn đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vì không thể tiếp tục hoạt động sau những thảm họa gây thiệt hại về con người và môi trường.

Năm 1846: Công ty tàu hơi nước Anh-Mỹ (1838-1846)

Tháng 3/1841, tàu hơi nước của hãng đã biến mất một cách bí ẩn trên biển với 136 hành khách và phi hành đoàn trên tàu. Công ty phải đứng trước hàng loạt vụ kiện và buộc phải phá sản vào năm 1846.

{keywords}

Con tàu biến mất bí ẩn giữa biển với 136 người.

2001: Hãng hàng không Trans World Airlines (Transcontinental and Western Air)

Được thành lập năm 1925, TWA là một hàng hãng không lớn của Mỹ trong nhiều thập kỉ. Cùng với American, United và Eastern, TWA được xem như là một trong 4 ông lớn trong ngành hàng không nội địa của Mỹ.

{keywords}

Hãng hàng không TWA phá sản sau khi máy bay bị rơi khiến 230 người thiệt mạng.

Năm 1996, chuyến bay TWA800 của hãng đã phát nổ và rơi xuống Đại Tây Dương 12 phút sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế JFK tại New York với 230 người trên máy bay. Công ty buộc phải đệ đơn xin phá sản và được hãng hàng không American Airlines mua lại năm 2001.

Năm 2005: Công ty Entergy New Orleans

Đối mặt với chi phí tái xây dựng quá lớn và thất thu do hậu quả của cơn bão Katrina, công ty con Entergy New Orleans của hãng năng lượng Entergy đã đệ đơn xin phá sản năm 2005.

{keywords}

Công ty Entergy New Orleans phá sản do cơn bão Katrina năm 2005

Theo hãng tin AP, cơn bão Katrina đã khiến 1.800 người thiệt mạng, thiệt hại của Entergy lên đến 1 tỷ USD, trong đó công ty con tại New Orleans lên đến 425 triệu USD.

Năm 2013: Công ty đường sắt Montreal, Maine và Atlantic

Vào tháng 7 /2013, một đoàn tàu chở 72 xe chở dầu thô đã bị trật đường ray ở trung tâm Lac-Mégantic, Quebec, ngay sau đó bốn chiếc xe phát nổ, gây thiệt hại lớn và khiến ít nhất 47 người thiệt mạng. Đây là một trong những thảm họa đường sắt tồi tệ nhất tại Canada kể từ năm 1910.

{keywords}

Công ty đường sắt Montreal, Maine và Atlantic phá sản sau sự cố trượt đường ray

Tháng 8/2013, MMA cho biết họ đã buộc phải nộp đơn xin phá sản. Công ty đã phải đối mặt với nhiều vụ kiện khiến nó không thể tiếp tục hoạt động.

Năm 2014: Công ty Freedom Industries

Một tuần sau khi chất độc từ một nhà máy hóa chất bị rò rỉ, làm nhiễm độc sông Elk của bang Virginia và khiến 300.000 người dân cùng các doanh nghiệp trong vùng không có nước sử dụng trong vài ngày, Freedom Industries đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản.

{keywords}

Freedom Industries đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản sau khi làm ô nhiễm nguồn nước.

N.Anh