- Chị Lệ Xuân bắt đầu câu chuyện bằng một giọng buồn buồn về hoàn cảnh gia đình mình, về cái khó khăn đang bủa vây gia đình chị mà chị chưa có cách nào để thoát…
TIN BÀI KHÁC
Nếu như không xảy ra tai nạn thì gia đình chị cũng như bao gia đình khác ở cái vùng quê dù nghèo vẫn sống yên bình. Mới cách đây 4 tháng, trong một lần bé Nguyễn Quốc Toản (11 tuổi) (số nhà 88, tổ 4, ấp Vinh Bắc, xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) được ba chở đi chơi bị té ngã, xây xước và bầm tím nhiều chỗ, gia đình cũng chỉ nghĩ những vết thương này đơn giản uống thuốc sẽ khỏi.
Sau lần tai nạn ấy, Toản thở rất mệt nhọc, ăn uống kém, sức khỏe yếu hẳn. Toản được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thăm khám điều trị. Tại đây, bác sĩ phát hiện Toản bị máu bầm tụ chiếm gần hết hai lá phổi, nếu không được mổ sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ca phẫu thuật thành công cứu sống được sinh mạng em, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Trong khi phẫu thuật bác sĩ phát hiện phổi của Toản có một khối u. Nhận được tin dữ chị Lệ Xuân suy sụp hoàn toàn, chị không thể tin nổi vào tai mình, bởi từ trước tới nay Toản rất khỏe mạnh. Từ lúc sinh ra tới nay sức khỏe của Toản rất bình thường không có một biểu hiện gì khác. Toản là một cậu bé lanh lẹ, hoạt bát, việc ăn uống vui chơi bình thường không hề có dấu hiệu của bệnh.
Cũng bắt đầu từ đó, Toản ít được ở nhà hơn bởi vì cứ chuyển hết viện này qua viện khác. Sau khi phẫu thuật lấy hết máu bầm ở phổi Toản lại được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM để tiếp tục điều trị khối u. Vì khối u phức tạp nên Toản một lần nữa lại phải chuyển qua chuyên khoa của Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM.
Hai anh chị không có nghề nghiệp ổn định, ruộng vườn cũng không có nên quanh năm đi làm thuê kiếm sống. Từ ngày Toản bị bệnh, gia đình càng trở nên túng thiếu, số tiền điều trị cho con ngày càng nhiều mà số tiền làm ra ngày càng ít, khiến anh chị lâm cảnh túng bấn nợ nần.
Với công việc làm phụ hồ mỗi ngày anh Nguyễn Văn Túng cũng chỉ kiếm được 100 ngàn đồng. Số tiền ít ỏi ấy được chi phí cho cả gia đình 5 miệng ăn trong đó một người bị bệnh. Dù anh chị cũng đã tiết kiệm, nhưng số tiền quá ít nên lúc nào cũng thiếu hụt.
Trước đây, khi Toản còn khỏe thì chị cũng chịu khó bòn nhặt rau và đi chợ kiếm đồng ra đồng vào phụ giúp gia đình, từ lúc con bị bệnh số tiền ít ỏi đó cũng bị mất luôn.
Hai đứa con sinh đôi của anh chị cũng phải gửi nhờ qua nhà cậu nuôi giúp, nhiều khi cũng không có tiền đỡ đần cho cậu. Nhà cậu cũng nghèo, thấy gia cảnh nhà anh chị đang gặp khó khăn mà cưu mang hai cháu nhỏ.
Nếu nhìn vào thu nhập của anh chị thì phải làm nhiều tháng, nhịn ăn thì mới có đủ tiền cho một toa thuốc xạ trị. Vậy nên, nguy cơ “đứt thuốc” có thể xảy ra bất cứ khi nào.
“Phải chi trời bắt nghèo thôi chứ đừng bắt bệnh tật thì dù đói nghèo bao nhiêu tôi cũng chịu được, nhưng không có tiền mà bệnh nặng thì đau xót lắm. Lúc cháu Toản chưa bị bệnh, vợ chồng chịu khó làm ăn nhưng vì công việc không ổn định nên cũng chỉ đủ ăn. Từ ngày con bị bệnh lúc nào cũng túng thiếu vay mượn khắp nơi chưa biết khi nào trả được. Bây giờ muốn vay mượn đồng tiền trước mắt để chữa trị cho con nhưng cũng không thể vì mình chẳng có gì thế chấo nên họ cũng chẳng cho vay. Còn cái cảnh đi nhặt từng đồng này thì không biết sự sống của con còn được bao lâu nữa. Nhìn chặng đường dài chữa bệnh cho con mà chưa kiếm đâu ra khoản tiền lớn trong thời gian ngắn tôi chỉ biết khóc. Cứ nghĩ tới việc không có tiền, sự sống của con ngắn lại tôi đau xót lắm. Nhiều lúc bi quan về số phận, nghĩ khôn nghĩ dại không biết có phải cái tên Túng nó ứng với số phận nghèo túng suốt đời không, dù biết rằng cha mẹ đặt tên chỉ để gọi”, chị Lê Thị Lệ Xuân buồn rầu chia sẻ về hoàn cảnh gia đình.
Cái tên anh Túng không vận vào gia đình chị, nhưng bệnh tật đã làm cho gia đình chị trở nên túng thiếu. Để chị vượt qua được bi quan, vượt qua được hoàn cảnh khó khăn lúc này cần lắm sự chia sẻ của cộng đồng.
Trao đổi với phóng viên ông Đinh Công Thạch Chủ tịch xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang cho biết: Trước đây, khi cháu Toản chưa bị bệnh gia đình nhà anh Nguyễn Văn Túng và chị Lê Thị Lệ Xuân cũng ở diện cận kế nghèo làm chỉ đủ ăn thôi. Hai vợ chồng cũng không có ruộng nương gì cả chồng thì làm phụ hồ, vợ thì vừa trông con vừa kiếm rau đi chợ bán. Cháu Toản bị tai nạn, rồi bị bệnh đi viện nhiều tháng nay nên hao tốn nhiều tiền.
Đức Toàn
TIN BÀI KHÁC
Nằm chờ chết vì không có tiền chạy thận
Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6 (Lần 1)
Cám cảnh “màn trời chiếu đất” của một gia đình gặp nạn
Tận cùng tuyệt vọng, cô gái 5 lần mổ tim chưa hết bệnh
Nỗi đau người mẹ trẻ không tiền mổ tim cứu con
Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6 (Lần 1)
Cám cảnh “màn trời chiếu đất” của một gia đình gặp nạn
Tận cùng tuyệt vọng, cô gái 5 lần mổ tim chưa hết bệnh
Nỗi đau người mẹ trẻ không tiền mổ tim cứu con
Nếu như không xảy ra tai nạn thì gia đình chị cũng như bao gia đình khác ở cái vùng quê dù nghèo vẫn sống yên bình. Mới cách đây 4 tháng, trong một lần bé Nguyễn Quốc Toản (11 tuổi) (số nhà 88, tổ 4, ấp Vinh Bắc, xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) được ba chở đi chơi bị té ngã, xây xước và bầm tím nhiều chỗ, gia đình cũng chỉ nghĩ những vết thương này đơn giản uống thuốc sẽ khỏi.
Sau lần tai nạn ấy, Toản thở rất mệt nhọc, ăn uống kém, sức khỏe yếu hẳn. Toản được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang thăm khám điều trị. Tại đây, bác sĩ phát hiện Toản bị máu bầm tụ chiếm gần hết hai lá phổi, nếu không được mổ sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Ca phẫu thuật thành công cứu sống được sinh mạng em, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Trong khi phẫu thuật bác sĩ phát hiện phổi của Toản có một khối u. Nhận được tin dữ chị Lệ Xuân suy sụp hoàn toàn, chị không thể tin nổi vào tai mình, bởi từ trước tới nay Toản rất khỏe mạnh. Từ lúc sinh ra tới nay sức khỏe của Toản rất bình thường không có một biểu hiện gì khác. Toản là một cậu bé lanh lẹ, hoạt bát, việc ăn uống vui chơi bình thường không hề có dấu hiệu của bệnh.
Nguyễn Quốc Toản |
Cũng bắt đầu từ đó, Toản ít được ở nhà hơn bởi vì cứ chuyển hết viện này qua viện khác. Sau khi phẫu thuật lấy hết máu bầm ở phổi Toản lại được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM để tiếp tục điều trị khối u. Vì khối u phức tạp nên Toản một lần nữa lại phải chuyển qua chuyên khoa của Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM.
Hai anh chị không có nghề nghiệp ổn định, ruộng vườn cũng không có nên quanh năm đi làm thuê kiếm sống. Từ ngày Toản bị bệnh, gia đình càng trở nên túng thiếu, số tiền điều trị cho con ngày càng nhiều mà số tiền làm ra ngày càng ít, khiến anh chị lâm cảnh túng bấn nợ nần.
Với công việc làm phụ hồ mỗi ngày anh Nguyễn Văn Túng cũng chỉ kiếm được 100 ngàn đồng. Số tiền ít ỏi ấy được chi phí cho cả gia đình 5 miệng ăn trong đó một người bị bệnh. Dù anh chị cũng đã tiết kiệm, nhưng số tiền quá ít nên lúc nào cũng thiếu hụt.
Trước đây, khi Toản còn khỏe thì chị cũng chịu khó bòn nhặt rau và đi chợ kiếm đồng ra đồng vào phụ giúp gia đình, từ lúc con bị bệnh số tiền ít ỏi đó cũng bị mất luôn.
Hai đứa con sinh đôi của anh chị cũng phải gửi nhờ qua nhà cậu nuôi giúp, nhiều khi cũng không có tiền đỡ đần cho cậu. Nhà cậu cũng nghèo, thấy gia cảnh nhà anh chị đang gặp khó khăn mà cưu mang hai cháu nhỏ.
Nếu nhìn vào thu nhập của anh chị thì phải làm nhiều tháng, nhịn ăn thì mới có đủ tiền cho một toa thuốc xạ trị. Vậy nên, nguy cơ “đứt thuốc” có thể xảy ra bất cứ khi nào.
“Phải chi trời bắt nghèo thôi chứ đừng bắt bệnh tật thì dù đói nghèo bao nhiêu tôi cũng chịu được, nhưng không có tiền mà bệnh nặng thì đau xót lắm. Lúc cháu Toản chưa bị bệnh, vợ chồng chịu khó làm ăn nhưng vì công việc không ổn định nên cũng chỉ đủ ăn. Từ ngày con bị bệnh lúc nào cũng túng thiếu vay mượn khắp nơi chưa biết khi nào trả được. Bây giờ muốn vay mượn đồng tiền trước mắt để chữa trị cho con nhưng cũng không thể vì mình chẳng có gì thế chấo nên họ cũng chẳng cho vay. Còn cái cảnh đi nhặt từng đồng này thì không biết sự sống của con còn được bao lâu nữa. Nhìn chặng đường dài chữa bệnh cho con mà chưa kiếm đâu ra khoản tiền lớn trong thời gian ngắn tôi chỉ biết khóc. Cứ nghĩ tới việc không có tiền, sự sống của con ngắn lại tôi đau xót lắm. Nhiều lúc bi quan về số phận, nghĩ khôn nghĩ dại không biết có phải cái tên Túng nó ứng với số phận nghèo túng suốt đời không, dù biết rằng cha mẹ đặt tên chỉ để gọi”, chị Lê Thị Lệ Xuân buồn rầu chia sẻ về hoàn cảnh gia đình.
Cái tên anh Túng không vận vào gia đình chị, nhưng bệnh tật đã làm cho gia đình chị trở nên túng thiếu. Để chị vượt qua được bi quan, vượt qua được hoàn cảnh khó khăn lúc này cần lắm sự chia sẻ của cộng đồng.
Trao đổi với phóng viên ông Đinh Công Thạch Chủ tịch xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang cho biết: Trước đây, khi cháu Toản chưa bị bệnh gia đình nhà anh Nguyễn Văn Túng và chị Lê Thị Lệ Xuân cũng ở diện cận kế nghèo làm chỉ đủ ăn thôi. Hai vợ chồng cũng không có ruộng nương gì cả chồng thì làm phụ hồ, vợ thì vừa trông con vừa kiếm rau đi chợ bán. Cháu Toản bị tai nạn, rồi bị bệnh đi viện nhiều tháng nay nên hao tốn nhiều tiền.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ bé Nguyễn Quốc Toản xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp mẹ bé Toản: Chị Lê Thị Lệ Xuân (số nhà 88, tổ 4, ấp Vinh Bắc, xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang). Số ĐT chị Xuân: 0162 88 04 591 2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ bé Nguyễn Quốc Toản, con anh Nguyễn Văn Túng) Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: - Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 -Bank: - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM -Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam -SWIFT code: BFTVVNVX 3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: -Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội -Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881 Email: banbandoc@vietnamnet.vn |