- Động kinh là một chứng bệnh của hệ thần kinh do bị xáo trộn lặp đi lặp lại một số nơron trong vỏ não. Bệnh tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (được gọi là các cơn động kinh) như sự co giật của bắp thịt, sùi bọt mép, cắn lưỡi, mắt trợn ngược hay bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện, hoặc gây cảm giác lạ.
Động kinh thường được chia làm 2 loại chính là: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể, tương ứng với một loại sẽ có những biểu hiện bệnh điển hình khác nhau.
Động kinh cục bộ: Gây ra do một ổ hưng phấn ở vỏ não, đó có thể chỉ kích thích tại chỗ hoặc sau lan ra toàn bộ thể vỏ não, gây tiếp cơn co giật toàn thân.
Động kinh cục bộ thùy trán: Thường có biểu hiện giật mắt, cơ mặt sau đó chuyển sang giật tay và chân. Ban đầu thường không mất ý thức nhưng khi giật mặt nhiều có thể giảm hoặc mất ý thức.
Động kinh cục bộ thùy thái dương: Người bệnh có thể ngửi thấy mùi khó chịu hoặc cảm thấy miệng có vị đắng ngắt hay tanh mùi sắt, tinh thần và cảm xúc sẽ thay đổi lạ thường, không thể tự chủ, không kiểm soát được hành vi và ý thức.
Động kinh thực vật: Sẽ bị giãn hoặc co đồng tử, đỏ bừng mặt và cổ, bị vã mồ hôi, sởn gai ốc, đồng thời tim đập chậm hoặc nhanh, đột ngột hạ huyết áp và đau đầu từng cơn...
Động kinh toàn thể: Xảy ra do sự kích thích cả hai bên vỏ não và thường gây ra các cơn co giật toàn thân.
Động kinh Tonic-Clonic (co cứng - co giật): Bệnh nhân đột nhiên bị ngã, các cơ co cứng lại và liên tục giật kéo dài khoảng 2-3 phút sau đó bệnh nhân lại từ từ tỉnh lại nhưng rất mệt mỏi.
Động kinh vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em: Có các biểu hiện như ngừng hoạt động trong một vài giây chẳng hạn ngừng đi, nói chuyện, hay ngừng làm việc. Nháy mắt nhanh và liên tục, miệng chép và nhai khi không ăn. Cũng có thể nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó và không hề biết những gì xung quanh xảy ra. Mỗi cơn sẽ diễn ra trong khoảng 3 - 30 giây và sẽ lặp lại nhiều lần trong ngày, có thể lên tới tần số 50 - 100 cơn/ngày, bởi vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung, làm giảm khả năng nhận thức và học tập của trẻ.
Động kinh Myoclonic: Cơn co giật thường xảy trong một thời gian ngắn ở một bộ phận cơ thể ví dụ như các cơ mặt, tay hoặc chân.
Động kinh Atonic (hay còn gọi là mất trương lực cơ): Mất trương lực cơ ở vùng cổ sẽ làm đầu đột nhiên gật xuống rất nhanh, mất trương lực toàn thân dẫn đến có thể ngã bất ngờ.
Khi bạn thấy những người trong gia đình có những biểu hiện của bệnh động kinh, hãy nhanh chóng đưa họ tới chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Như vậy bệnh sẽ có khả năng được phục hồi và tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các phương pháp phòng và điều trị bệnh động kinh
Động kinh là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy điều trị sớm bệnh động kinh là một vấn đề quan trọng.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh
Nhiều trường hợp mắc bệnh động kinh không rõ nguyên nhân, thường được gọi là động kinh vô căn. Tuy nhiên trong một tỷ lệ khác thì bệnh động kinh có thể do nhiều yếu tố tạo thành.
Bệnh động kinh là gì?
Động kinh, hay dân gian vẫn thường gọi là giật kinh phong, là một bệnh mạn tính với các biểu hiện đặc trưng là các cơn co cứng, co giật và mất ý thức tạm thời.
Dương Uyên(tổng hợp)