Cô Tư Hồng, Ba Tý và Thị Phượng đều là những nàng Kiều mang kiếp “hồng nhan mệnh bạc”, khiến người ta chỉ cần nghe tên, phải ngậm ngùi xót thương…
TIN BÀI KHÁC
Ba ngôi mộ của họ từng vô tình ở vào ba góc nhọn của một hình tam giác ở quận Hai Bà Trưng; nhưng nay, do Hà Nội thay đổi nhiều, không ai rõ họ đã lưu lạc về đâu.
Cô Tư Hồng: Đôi mắt khiến đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục
Theo nhiều tư liệu, cô Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, quê ở Phủ Lý (Hà Nam), có nhan sắc và thông minh. Đồn rằng, đôi mắt cô “nhãn trung hữu thuỷ” (trong mắt có nước) làm cho đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục.
17 tuổi, Thị Lan bị ép làm hầu một tên chánh tổng trong làng. Do chênh lệch tuổi tác, cô bỏ trốn sang Nam Định. Ở đây một thời gian, cô ra Hải Phòng đi ở và sau đó, lấy chủ hiệu buôn người Hoa, tên Hồng nên người ta gọi là thím Hồng. Ít lâu sau ông chủ Hồng vỡ nợ, phải trốn về Trung Quốc, Thị Lan trở nên bơ vơ, đã gặp một bạn gái làm me Tây khuyên lấy chồng Tây…
Nguyễn Thị Lan lên Hà Nội giao du với đám me Tây và hành nghề tú bà. Trong một bữa tiệc nhà quan, cô quen biết với quan tư Croibier Huguet, một cố đạo phá giới và nhanh chóng tiến tới hôn nhân. Theo tục của người Việt, phải gọi cô là Tư Lan mới đúng nhưng cô đã ghép tên chồng cũ với chức quan tư của chồng mới… thành Tư Hồng (xuất xứ tên gọi này là thế).
Dựa vào bóng của ông quan Tư, cô đã thầu vật liệu xây dựng, cơm tù cho các trại giam, nhà tù. Cô kinh doanh xây dựng nhà ở, dinh thự, cầu cống, mở các hãng buôn lớn. Thời đó, thành phố Hà Nội được lập nên thành nhượng địa Pháp theo đạo dụ ngày 1/10/1888, vì thế các quy định của nhà Nguyễn không có giá trị với thành phố này. Để xóa dấu ấn văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt ở Hà Nội nhưng núp dưới chiêu bài mở mang và xây dựng, Hội đồng thị chính đã họp và đi đến quyết định đập bỏ Bắc thành để xây trại lính. Ngày 28/7/1893, Hội đồng thị chính đã ra quyết định chính thức. Việc phá dỡ thành được mang ra đấu thầu và dù nhiều thầu khoán có tiềm lực lại quen việc tham gia nhưng không thắng nổi mẹo bỏ giá thấp nhất của cô Tư Hồng và cô cũng giàu sổi và quyền lực nhờ gói thầu này. Người ta kể lại rằng, những viên gạch cô Tư Hồng có do phá thành, được mang về xây những dãy nhà để cho thuê…
Vì có lòng thương đối với những người bị tù tội, cô Tư Hồng luôn can thiệp để làm cho các bản án của họ được giảm nhẹ. Với những người mang án từ 10 năm đến 15 năm tù, cô cũng xin được tha bổng như không. Bất cứ ở nơi nào trong toàn quốc bị mất mùa, bão lụt, cô đều cho chở gạo, ngô đến phát cứu tế cho các nạn nhân với số lượng rất lớn. Thỉnh thoảng, cô lại đi xe ngựa, rải những gói thịt bò chừng một lạng với những gói lạc tới những người dân nghèo ở hai bên đường. Với những lần phát chẩn như vậy, cô đã giết hàng chục con bò lớn. Cô phát cho mọi người nhưng không bao giờ cao ngạo mà thường cúi xuống với nét mặt trầm tư…
Cô được vua nhà Nguyễn tặng cho bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” với hàm ý rộng của chúng. Nhưng về sau, cô can thiệp nhiều vào việc giảm án cho cả những người tù, nên bị nhà chức trách cho là nguy hiểm, có tinh thần dân tộc nên cô bị liệt vào "thành phần nguy hiểm". Từ đó, cô bị nhà nước bảo hộ không cho liên lạc gì với các cơ quan, họ tẩy chay cô, không cho lập các hãng buôn và cản trở những hoạt động của cô. Thế là cô đành phải rút lui về nhà sống những ngày còn lại quạnh hiu…
Không rõ cô Tư Hồng mất năm nào, trong hoàn cảnh nào; mà chỉ nghe kể, mộ cô cách cổng chùa Hai Bà Trưng 150 bước chân, khoảng đất Trường PTCS Bạch Mai. Bia mộ vẻn vẹn có 3 chữ “Cô Tư Hồng”.
Cô Ba Tý: Sở hữu một cơ thể “lên tiếng gọi”
Cô Ba Tý tên thật là Vũ Thị Tý; không đẹp rực rỡ nhưng thân hình khoẻ mạnh. Theo người cùng thời, thân thể cô là một cơ thể "lên tiếng gọi".
Cuộc đời Ba Tý là cả một huyền thoại đánh đấu bởi những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính. Cô là gái nhà quê, con út trong một gia đình 3 con; nhưng sau bị thất lạc năm 13 tuổi, cô được ba má nuôi là vợ chồng công sứ Hưng Yên cưu mang, cho học tiếng Pháp nên 5,6 năm sau, đã rất thông thạo. Các quan thầy coi cô như con chim lạ miền Bắc vì hồi đó, hiếm có gái An Nam nào vừa thạo tiếng Pháp vừa đẹp, thông minh như người đẹp. Vì thế, họ bị cô Ba Tý chinh phục hơn là họ chinh phục Ba Tý. Không những trẻ, đẹp, giai nhân còn khéo o bế, chiều chuộng nên không người tình nào thất vọng vì cô.
Với tất cả 28 ông chồng trong suốt 36 năm vang bóng, Ba Tý đã vận dụng nhiều tiểu xảo gây ảo tưởng cho họ rằng, cô là người chung tình, chỉ yêu có họ mà thôi. Và nếu họ chợt thấy một đàn ông nào khác trong nhà cô thì đó là ....bạn chồng rất thân đến chơi lúc cô đi vắng. Cô từng tâm sự với Tư Hồng rằng, bận tâm lớn nhất mỗi ngày là việc "canh giờ" để các người tình khỏi chạm mặt nhau.
Từ 1910, cô Ba Tý đã trở thành bà chúa Hàng Bạc, có hẳn một cái động bà chúa nay ở khoảng gần rạp Chuông Vàng. Đó là một ngôi nhà rộng lớn, lộng lẫy bày đặt nhiều đồ vật đẹp và lạ kỳ, mở cửa rộng cho mọi khách thập phương xa gần đến xem. Nơi đây có đủ những đồ quý hiếm, những cổ vật vô giá như: đỉnh, bầu rượu, đôi ngà voi của vua Hàm Nghi, nhiều lọ độc bình, sập gụ chạm trổ đủ 100 con phượng... Lại có cả những con vật hiếm như gà ba chân, rùa hai đuôi, cá vừa là chép vừa là trắm, chó huyền đề, sóc bay, ỉ bạc má, phượng hoàng đất…
Giàu lớn rồi, Ba Tý cũng như lắm bà đang nghèo hoá giàu, đua nhau nhập tịch giới khăn chầu áo ngự. Cô nổi tiếng là đồng bóng lẫm liệt. Từ Bắc vào Trung, không đền to phủ lớn nào cô không đến hành hương. Các bà đồng quan đàn chị đều quí nể vì cô khéo xử và hào phóng. Cô có 4 rương lớn bằng gỗ bạch đàn mặt ngoài sơn vẽ tứ linh, mặt trong để mộc thơm phức đựng đầy khăn chầu áo ngự thượng hảo hạng, mà ít bà bóng đương thời, kể cả các bà đồng quan có nổi 2 chiếc… Ngoài ra, một giá gương bằng vàng 18k cao hơn 2 gang nguyên của một nữ hầu tước Pháp do một ông chồng Tây mua tặng, cô trong một tiệm đồ cũ ở Mạc Xây.
Cô Tư Hồng từng nói về ba Tý: “Tôi giàu thấm đâu so với con bé Tý. Nó có dư cả trăm cây vàng rồng do các chồng và nhân ngãi Tây cho. Nhưng nó kín lắm, không dám gửi nhà băng, cũng chẳng dám giấu trong tủ trong rương vì sợ bị cướp. Nó nghĩ ra một mẹo thật hay để đánh lạc hướng kẻ gian. Nó sai gia nhân đi mướn hai toán thợ đúc ở hai làng xa nhau hai bức tượng: 1 đúc bằng vàng thật,1 bằng đồng…”
Thế nhưng, ở đời mấy ai học được chữ ngờ, hậu vận của cô Ba Tý cực xấu. Cô đã bị người ta bày mưu tính kế, chiếm hết gia sản. Sau khi qua đời, mô cô được chôn ở quận Hai Bà Trưng, trên bia đá có dòng chữ Madame Becty (vì người chồng Pháp của cô tên là Becty), hàng chữ dưới đề: "Cô Vũ Thị Tý"...
Thị Phượng: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”
Vương Thị Phượng là thiếu nữ Hàng Đào, được liệt vào nhóm Hà Thành tứ mỹ. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cặp lông mày của cô “yên my“ (lông mày như mây khói), cặp mắt là “bán thụy phượng hoàng“ (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm. Đối tượng nhìn vào đôi mắt ấy tự thấy mình như một chiếc lá vàng rơi…
Cô Phượng ăn mặc rất nền, khi thì chít khăn nhiễu tam giang, khi thì chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc ấy ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân hình nở nang”. Và đã có không ít văn nhân - ký giả đương thời khi được diện kiến cô Phượng đã phải thốt lên: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”. Nhiều thanh niên, nhà ngay sát chỗ làm, nhưng hàng ngày vẫn bốn lần đi về theo đường vòng để qua phố Hàng Ngang, để được ngắm cô Phượng từ xa. Nếu hôm nào không một lần được thấy cô, họ thấy bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên. Khi tàu điện chạy qua phố Hàng Ngang, không ai bảo ai, tất cả hành khách đều hướng mắt về phía dãy nhà mang số chẵn, nơi có một mỹ nhân góp phần làm cho vẻ đẹp Hà Nội thêm rực rỡ.
Nhiều người "thèm" muốn như vậy, nhưng Thị Phượng lại lấy chồng - hạng công tử “tốt mã giẻ cùi” ở Hàng Ngang. Chồng cô suốt ngày rong chơi, chỉ coi vợ như một thứ đồ đắt tiền, xinh xinh, chỉ để ngắm nghía, canh chừng, chứ không phải để tâm tình, cùng nhau vươn tới những khát vọng xa xôi. Thậm chí, vì nghiện cờ bạc rượu chè và có tính ghen tuông, chồng thường đánh cô và đòi ly dị. Cô sớm hiểu ra thân phận người phụ nữ lúc đó nên đã phản kháng bằng cách bỏ chồng đi theo tiếng gọi của một anh chàng nhà báo trẻ đầy tài hoa, tên là Hoàng Hồ, bút danh Hoàng Tich Chu, con trai một ông Huyện ở Bắc Ninh. Hai người yêu nhau say đắm, thực là một đôi trai tài gái sắc!
Vào khoảng cuối năm 1927, cả Hà Nội chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này, mọi người mới biết cô Phượng đã theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn. Cô đâu có biết rằng đó là một chuyến đi định mệnh. Hoàng Tích Chu đã quyết chí sang Pháp học nghề làm báo và hoàn cảnh không cho phép Chu đem theo người tình. Lúc đó, Chu bảo với Phượng về Bắc gặp cha, đem theo một bức thư cầu khẩn rất cảm động để ông nhận Phượng làm con dâu trong khi đợi Chu du học về.
Vốn là người có quan niệm cổ về lễ giáo, ông Huyện cho là gia đình Phượng không môn đăng hộ đối với gia đình ông, nên sai người đưa Phượng về xin lỗi chồng để trở lại, nhưng bị từ chối. Thế là cô Phượng đành phải làm nghề buôn bán nuôi thân.
Sau nhiều lần vào Nam ra Bắc, đôi khi cô phải nương tựa vào người khác để tồn tại. Có người bạn giới thiệu Phượng cho một người tên Lưu - cũng là người phong nhã lịch thiệp. Nhưng Lưu đã có vợ nên phải thuê một căn nhà nhỏ bên Gia Lâm cho Phượng ở. Lưu đã vạch kế hoạch để hai người trốn sang Hồng Công nhưng kế hoạch không thành. Phượng phải về nương náu tại một ngôi chùa ở Hưng Yên ý muốn đi tu, nhưng vì nghiệp trần vẫn nặng, cô vẫn phải chịu đựng kiếp hồng nhan.
Một hôm, có người đàn ông tên Bách làm Tham tán ở tòa Sứ đến vãn cảnh chùa gặp Phượng. Bách mê mẩn vẻ đẹp mặt hoa da phấn của Phượng bèn mượn người đến đánh tiếng với Phượng và xin với sư bà cho Phượng về làm vợ lẽ. Vợ cả của Bách đến đón Phượng về làm chị làm em rất quý hóa ngọt ngào. Ít lâu sau, Tham tán Bách được chuyển đi Lai Châu; vợ cả lại cho Bách và Phượng đi trước, còn mình sẽ lên sau. Ai ngờ bà cả đã ngầm sai người đầu độc Phượng bằng một loại thuốc gì đó làm cho cô hóa điên lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc, gầy rộc đi. Tham tán Bách đành sai người đưa cô về Chợ Bờ (Hòa Bình), nhưng sau đó Phượng về lại Gia Lâm tìm đến bà hàng xóm cũ, trong người chỉ còn có 15 đồng bạc. Bà hàng xóm tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ. Bệnh ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau, cô Phượng qua đời.
Đám tang Phượng chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng". Mộ của cô đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường thẳng từ ngôi mộ đến cổng Bệnh viện chừng 150 mét.
(Theo Đất Việt)
TIN BÀI KHÁC
Phó giám đốc Sở Giáo dục mất trộm xế hộp
Dân chơi mua đồ trên người vũ nữ thoát y
Lại thêm một thiếu nữ tấn công CSGT
Ngày mai, miền Bắc đón không khí lạnh
Đình chỉ công tác 2 cán bộ nhậu cùng người đẹp
Dân chơi mua đồ trên người vũ nữ thoát y
Lại thêm một thiếu nữ tấn công CSGT
Ngày mai, miền Bắc đón không khí lạnh
Đình chỉ công tác 2 cán bộ nhậu cùng người đẹp
Ba ngôi mộ của họ từng vô tình ở vào ba góc nhọn của một hình tam giác ở quận Hai Bà Trưng; nhưng nay, do Hà Nội thay đổi nhiều, không ai rõ họ đã lưu lạc về đâu.
Cô Tư Hồng: Đôi mắt khiến đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục
Theo nhiều tư liệu, cô Tư Hồng tên thật là Trần Thị Lan, quê ở Phủ Lý (Hà Nam), có nhan sắc và thông minh. Đồn rằng, đôi mắt cô “nhãn trung hữu thuỷ” (trong mắt có nước) làm cho đàn ông nhìn vào là tự nguyện khuất phục.
17 tuổi, Thị Lan bị ép làm hầu một tên chánh tổng trong làng. Do chênh lệch tuổi tác, cô bỏ trốn sang Nam Định. Ở đây một thời gian, cô ra Hải Phòng đi ở và sau đó, lấy chủ hiệu buôn người Hoa, tên Hồng nên người ta gọi là thím Hồng. Ít lâu sau ông chủ Hồng vỡ nợ, phải trốn về Trung Quốc, Thị Lan trở nên bơ vơ, đã gặp một bạn gái làm me Tây khuyên lấy chồng Tây…
Nguyễn Thị Lan lên Hà Nội giao du với đám me Tây và hành nghề tú bà. Trong một bữa tiệc nhà quan, cô quen biết với quan tư Croibier Huguet, một cố đạo phá giới và nhanh chóng tiến tới hôn nhân. Theo tục của người Việt, phải gọi cô là Tư Lan mới đúng nhưng cô đã ghép tên chồng cũ với chức quan tư của chồng mới… thành Tư Hồng (xuất xứ tên gọi này là thế).
Dựa vào bóng của ông quan Tư, cô đã thầu vật liệu xây dựng, cơm tù cho các trại giam, nhà tù. Cô kinh doanh xây dựng nhà ở, dinh thự, cầu cống, mở các hãng buôn lớn. Thời đó, thành phố Hà Nội được lập nên thành nhượng địa Pháp theo đạo dụ ngày 1/10/1888, vì thế các quy định của nhà Nguyễn không có giá trị với thành phố này. Để xóa dấu ấn văn hóa Trung Hoa và văn hóa Việt ở Hà Nội nhưng núp dưới chiêu bài mở mang và xây dựng, Hội đồng thị chính đã họp và đi đến quyết định đập bỏ Bắc thành để xây trại lính. Ngày 28/7/1893, Hội đồng thị chính đã ra quyết định chính thức. Việc phá dỡ thành được mang ra đấu thầu và dù nhiều thầu khoán có tiềm lực lại quen việc tham gia nhưng không thắng nổi mẹo bỏ giá thấp nhất của cô Tư Hồng và cô cũng giàu sổi và quyền lực nhờ gói thầu này. Người ta kể lại rằng, những viên gạch cô Tư Hồng có do phá thành, được mang về xây những dãy nhà để cho thuê…
Vì có lòng thương đối với những người bị tù tội, cô Tư Hồng luôn can thiệp để làm cho các bản án của họ được giảm nhẹ. Với những người mang án từ 10 năm đến 15 năm tù, cô cũng xin được tha bổng như không. Bất cứ ở nơi nào trong toàn quốc bị mất mùa, bão lụt, cô đều cho chở gạo, ngô đến phát cứu tế cho các nạn nhân với số lượng rất lớn. Thỉnh thoảng, cô lại đi xe ngựa, rải những gói thịt bò chừng một lạng với những gói lạc tới những người dân nghèo ở hai bên đường. Với những lần phát chẩn như vậy, cô đã giết hàng chục con bò lớn. Cô phát cho mọi người nhưng không bao giờ cao ngạo mà thường cúi xuống với nét mặt trầm tư…
Cô được vua nhà Nguyễn tặng cho bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” với hàm ý rộng của chúng. Nhưng về sau, cô can thiệp nhiều vào việc giảm án cho cả những người tù, nên bị nhà chức trách cho là nguy hiểm, có tinh thần dân tộc nên cô bị liệt vào "thành phần nguy hiểm". Từ đó, cô bị nhà nước bảo hộ không cho liên lạc gì với các cơ quan, họ tẩy chay cô, không cho lập các hãng buôn và cản trở những hoạt động của cô. Thế là cô đành phải rút lui về nhà sống những ngày còn lại quạnh hiu…
Không rõ cô Tư Hồng mất năm nào, trong hoàn cảnh nào; mà chỉ nghe kể, mộ cô cách cổng chùa Hai Bà Trưng 150 bước chân, khoảng đất Trường PTCS Bạch Mai. Bia mộ vẻn vẹn có 3 chữ “Cô Tư Hồng”.
Cô Ba Tý: Sở hữu một cơ thể “lên tiếng gọi”
Cô Ba Tý tên thật là Vũ Thị Tý; không đẹp rực rỡ nhưng thân hình khoẻ mạnh. Theo người cùng thời, thân thể cô là một cơ thể "lên tiếng gọi".
Cuộc đời Ba Tý là cả một huyền thoại đánh đấu bởi những cuộc phiêu lưu đầy kịch tính. Cô là gái nhà quê, con út trong một gia đình 3 con; nhưng sau bị thất lạc năm 13 tuổi, cô được ba má nuôi là vợ chồng công sứ Hưng Yên cưu mang, cho học tiếng Pháp nên 5,6 năm sau, đã rất thông thạo. Các quan thầy coi cô như con chim lạ miền Bắc vì hồi đó, hiếm có gái An Nam nào vừa thạo tiếng Pháp vừa đẹp, thông minh như người đẹp. Vì thế, họ bị cô Ba Tý chinh phục hơn là họ chinh phục Ba Tý. Không những trẻ, đẹp, giai nhân còn khéo o bế, chiều chuộng nên không người tình nào thất vọng vì cô.
Với tất cả 28 ông chồng trong suốt 36 năm vang bóng, Ba Tý đã vận dụng nhiều tiểu xảo gây ảo tưởng cho họ rằng, cô là người chung tình, chỉ yêu có họ mà thôi. Và nếu họ chợt thấy một đàn ông nào khác trong nhà cô thì đó là ....bạn chồng rất thân đến chơi lúc cô đi vắng. Cô từng tâm sự với Tư Hồng rằng, bận tâm lớn nhất mỗi ngày là việc "canh giờ" để các người tình khỏi chạm mặt nhau.
Từ 1910, cô Ba Tý đã trở thành bà chúa Hàng Bạc, có hẳn một cái động bà chúa nay ở khoảng gần rạp Chuông Vàng. Đó là một ngôi nhà rộng lớn, lộng lẫy bày đặt nhiều đồ vật đẹp và lạ kỳ, mở cửa rộng cho mọi khách thập phương xa gần đến xem. Nơi đây có đủ những đồ quý hiếm, những cổ vật vô giá như: đỉnh, bầu rượu, đôi ngà voi của vua Hàm Nghi, nhiều lọ độc bình, sập gụ chạm trổ đủ 100 con phượng... Lại có cả những con vật hiếm như gà ba chân, rùa hai đuôi, cá vừa là chép vừa là trắm, chó huyền đề, sóc bay, ỉ bạc má, phượng hoàng đất…
Giàu lớn rồi, Ba Tý cũng như lắm bà đang nghèo hoá giàu, đua nhau nhập tịch giới khăn chầu áo ngự. Cô nổi tiếng là đồng bóng lẫm liệt. Từ Bắc vào Trung, không đền to phủ lớn nào cô không đến hành hương. Các bà đồng quan đàn chị đều quí nể vì cô khéo xử và hào phóng. Cô có 4 rương lớn bằng gỗ bạch đàn mặt ngoài sơn vẽ tứ linh, mặt trong để mộc thơm phức đựng đầy khăn chầu áo ngự thượng hảo hạng, mà ít bà bóng đương thời, kể cả các bà đồng quan có nổi 2 chiếc… Ngoài ra, một giá gương bằng vàng 18k cao hơn 2 gang nguyên của một nữ hầu tước Pháp do một ông chồng Tây mua tặng, cô trong một tiệm đồ cũ ở Mạc Xây.
Cô Tư Hồng từng nói về ba Tý: “Tôi giàu thấm đâu so với con bé Tý. Nó có dư cả trăm cây vàng rồng do các chồng và nhân ngãi Tây cho. Nhưng nó kín lắm, không dám gửi nhà băng, cũng chẳng dám giấu trong tủ trong rương vì sợ bị cướp. Nó nghĩ ra một mẹo thật hay để đánh lạc hướng kẻ gian. Nó sai gia nhân đi mướn hai toán thợ đúc ở hai làng xa nhau hai bức tượng: 1 đúc bằng vàng thật,1 bằng đồng…”
Thế nhưng, ở đời mấy ai học được chữ ngờ, hậu vận của cô Ba Tý cực xấu. Cô đã bị người ta bày mưu tính kế, chiếm hết gia sản. Sau khi qua đời, mô cô được chôn ở quận Hai Bà Trưng, trên bia đá có dòng chữ Madame Becty (vì người chồng Pháp của cô tên là Becty), hàng chữ dưới đề: "Cô Vũ Thị Tý"...
Thị Phượng: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”
Vương Thị Phượng là thiếu nữ Hàng Đào, được liệt vào nhóm Hà Thành tứ mỹ. Người Hoa kiều ở Hàng Ngang nói rằng, cặp lông mày của cô “yên my“ (lông mày như mây khói), cặp mắt là “bán thụy phượng hoàng“ (con phượng hoàng nửa thức nửa ngủ, nghĩa là mắt mơ màng say đắm. Đối tượng nhìn vào đôi mắt ấy tự thấy mình như một chiếc lá vàng rơi…
Cô Phượng ăn mặc rất nền, khi thì chít khăn nhiễu tam giang, khi thì chít khăn nhung đen, đuôi gà vắt qua mái tóc. Cô hay mặc yếm hoa hiên, quần lĩnh tía cạp điều thắt lưng quan lục. Tất cả những màu sắc ấy ánh lên qua chiếc áo dài vải phin trắng may sát vào thân hình nở nang”. Và đã có không ít văn nhân - ký giả đương thời khi được diện kiến cô Phượng đã phải thốt lên: “Tây Thi khiếp vía, Hằng Nga giật mình”. Nhiều thanh niên, nhà ngay sát chỗ làm, nhưng hàng ngày vẫn bốn lần đi về theo đường vòng để qua phố Hàng Ngang, để được ngắm cô Phượng từ xa. Nếu hôm nào không một lần được thấy cô, họ thấy bồn chồn, bứt rứt, đứng ngồi không yên. Khi tàu điện chạy qua phố Hàng Ngang, không ai bảo ai, tất cả hành khách đều hướng mắt về phía dãy nhà mang số chẵn, nơi có một mỹ nhân góp phần làm cho vẻ đẹp Hà Nội thêm rực rỡ.
Nhiều người "thèm" muốn như vậy, nhưng Thị Phượng lại lấy chồng - hạng công tử “tốt mã giẻ cùi” ở Hàng Ngang. Chồng cô suốt ngày rong chơi, chỉ coi vợ như một thứ đồ đắt tiền, xinh xinh, chỉ để ngắm nghía, canh chừng, chứ không phải để tâm tình, cùng nhau vươn tới những khát vọng xa xôi. Thậm chí, vì nghiện cờ bạc rượu chè và có tính ghen tuông, chồng thường đánh cô và đòi ly dị. Cô sớm hiểu ra thân phận người phụ nữ lúc đó nên đã phản kháng bằng cách bỏ chồng đi theo tiếng gọi của một anh chàng nhà báo trẻ đầy tài hoa, tên là Hoàng Hồ, bút danh Hoàng Tich Chu, con trai một ông Huyện ở Bắc Ninh. Hai người yêu nhau say đắm, thực là một đôi trai tài gái sắc!
Vào khoảng cuối năm 1927, cả Hà Nội chấn động trước tin cô Phượng mất tích. Mãi sau này, mọi người mới biết cô Phượng đã theo Hoàng Tích Chu vào Sài Gòn. Cô đâu có biết rằng đó là một chuyến đi định mệnh. Hoàng Tích Chu đã quyết chí sang Pháp học nghề làm báo và hoàn cảnh không cho phép Chu đem theo người tình. Lúc đó, Chu bảo với Phượng về Bắc gặp cha, đem theo một bức thư cầu khẩn rất cảm động để ông nhận Phượng làm con dâu trong khi đợi Chu du học về.
Vốn là người có quan niệm cổ về lễ giáo, ông Huyện cho là gia đình Phượng không môn đăng hộ đối với gia đình ông, nên sai người đưa Phượng về xin lỗi chồng để trở lại, nhưng bị từ chối. Thế là cô Phượng đành phải làm nghề buôn bán nuôi thân.
Sau nhiều lần vào Nam ra Bắc, đôi khi cô phải nương tựa vào người khác để tồn tại. Có người bạn giới thiệu Phượng cho một người tên Lưu - cũng là người phong nhã lịch thiệp. Nhưng Lưu đã có vợ nên phải thuê một căn nhà nhỏ bên Gia Lâm cho Phượng ở. Lưu đã vạch kế hoạch để hai người trốn sang Hồng Công nhưng kế hoạch không thành. Phượng phải về nương náu tại một ngôi chùa ở Hưng Yên ý muốn đi tu, nhưng vì nghiệp trần vẫn nặng, cô vẫn phải chịu đựng kiếp hồng nhan.
Một hôm, có người đàn ông tên Bách làm Tham tán ở tòa Sứ đến vãn cảnh chùa gặp Phượng. Bách mê mẩn vẻ đẹp mặt hoa da phấn của Phượng bèn mượn người đến đánh tiếng với Phượng và xin với sư bà cho Phượng về làm vợ lẽ. Vợ cả của Bách đến đón Phượng về làm chị làm em rất quý hóa ngọt ngào. Ít lâu sau, Tham tán Bách được chuyển đi Lai Châu; vợ cả lại cho Bách và Phượng đi trước, còn mình sẽ lên sau. Ai ngờ bà cả đã ngầm sai người đầu độc Phượng bằng một loại thuốc gì đó làm cho cô hóa điên lúc tỉnh lúc mê, lúc cười lúc khóc, gầy rộc đi. Tham tán Bách đành sai người đưa cô về Chợ Bờ (Hòa Bình), nhưng sau đó Phượng về lại Gia Lâm tìm đến bà hàng xóm cũ, trong người chỉ còn có 15 đồng bạc. Bà hàng xóm tốt bụng nhưng nhà quá nghèo trông nom cô như con đẻ. Bệnh ngày một nặng, bà đành phải đưa cô vào nhà thương làm phúc. Một tuần sau, cô Phượng qua đời.
Đám tang Phượng chỉ có một người tình cũ rủ lòng thương, khắc cho cô một tấm bia đề: "Mộ người bạc mệnh Vương Thị Phượng". Mộ của cô đối diện với cổng chính Bệnh viện Bạch Mai. Đường thẳng từ ngôi mộ đến cổng Bệnh viện chừng 150 mét.
(Theo Đất Việt)