Hơn 600 loài mới, bao gồm cả loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới và tắc kè biến đổi màu sắc, đã được phát hiện ở quần đảo Madagascar trong vòng 10 năm vừa qua.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Từ năm 1999 đến 2010, các nhà khoa học thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã xác định được hơn 615 loài mới, bao gồm 41 loài động vật có vú, 385 loài thực vật, 69 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 17 loài cá và 42 loài không xương sống trên quần đảo Madagascar.
Một trong những loài mới đáng chú ý nhất trên quần đảo Madagascar trong vòng một thập kỷ qua là loài vượn cáo (Microcebus berthae) được phát hiện vào năm 2000. Với chiều dài cơ thể chỉ 10 cm, loài vượn này được coi là loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới hiện nay.
Các nhà khoa học cũng phát hiện được loài cọ Tahina (Tahina spectabilis) với tán lá rất lớn nhưng chỉ ra hoa duy nhất một lần trong đời.
Trong số những loài động vật đáng chú ý, mới được phát hiện ở Madagascar trong 10 năm qua còn có loài nhện vàng (Nephila komaci) có thể giăng lưới bằng tơ vàng rộng hơn 1 m và loài tắc kè biến đổi màu sắc được phát hiện vào năm 2009 với khả năng nhanh chóng biến đổi màu cơ thể từ nâu sang xanh sáng khi thấy bạn tình.
Các chuyên gia của WWF cảnh bảo, rất nhiều loài mới được phát hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do các khu rừng trên quần đảo này đang bị chặt phá với tốc độ rất nhanh. Theo thống kê của WWF, quần đảo Madagascar đã mất hơn 1 triệu héc ta rừng trong vòng 20 năm qua, chủ yếu để phục vụ lấy gỗ.
Mark Wright, thành viên của WWF Anh quốc, phát biểu trên tờ Daily Mail: “Bản báo cảo này cho thấy hệ sinh thái duy nhất và không thể thay thế được trên quần đảo Madagascar. WWF đang nỗ lực để thành lập các khu vực bảo tồn trên hòn đảo này bằng cách khuyến khích người dân sống hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh họ”.
Ông Wright cũng đề nghị việc chặn đứng tình trạng buốn bán gỗ quý và khuyến khích người dân chỉ buôn bán những loại gỗ ngắn ngày, các loại gỗ sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất gỗ công nghiệp và giấy.
TIN BÀI LIÊN QUAN
10 loài mới ấn tượng nhất năm 2010
Thế giới mới biết gần 2/3 các loài lưỡng cư
Chiêm ngưỡng 20 “ngôi sao” động vật
Thế giới mới biết gần 2/3 các loài lưỡng cư
Chiêm ngưỡng 20 “ngôi sao” động vật
Từ năm 1999 đến 2010, các nhà khoa học thuộc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã xác định được hơn 615 loài mới, bao gồm 41 loài động vật có vú, 385 loài thực vật, 69 loài lưỡng cư, 61 loài bò sát, 17 loài cá và 42 loài không xương sống trên quần đảo Madagascar.
Với chiều dài cơ thể chỉ 10 cm, loài vượn cáo Microcebus berthae được coi là loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới từng được biết đến hiện nay. Ảnh: WWF |
Các nhà khoa học cũng phát hiện được loài cọ Tahina (Tahina spectabilis) với tán lá rất lớn nhưng chỉ ra hoa duy nhất một lần trong đời.
Trong số những loài động vật đáng chú ý, mới được phát hiện ở Madagascar trong 10 năm qua còn có loài nhện vàng (Nephila komaci) có thể giăng lưới bằng tơ vàng rộng hơn 1 m và loài tắc kè biến đổi màu sắc được phát hiện vào năm 2009 với khả năng nhanh chóng biến đổi màu cơ thể từ nâu sang xanh sáng khi thấy bạn tình.
Các chuyên gia của WWF cảnh bảo, rất nhiều loài mới được phát hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do các khu rừng trên quần đảo này đang bị chặt phá với tốc độ rất nhanh. Theo thống kê của WWF, quần đảo Madagascar đã mất hơn 1 triệu héc ta rừng trong vòng 20 năm qua, chủ yếu để phục vụ lấy gỗ.
Mark Wright, thành viên của WWF Anh quốc, phát biểu trên tờ Daily Mail: “Bản báo cảo này cho thấy hệ sinh thái duy nhất và không thể thay thế được trên quần đảo Madagascar. WWF đang nỗ lực để thành lập các khu vực bảo tồn trên hòn đảo này bằng cách khuyến khích người dân sống hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh họ”.
Ông Wright cũng đề nghị việc chặn đứng tình trạng buốn bán gỗ quý và khuyến khích người dân chỉ buôn bán những loại gỗ ngắn ngày, các loại gỗ sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất gỗ công nghiệp và giấy.
- Hà Hương