Theo một số doanh nghiệp cơ khí, trong thời gian tới, Chính phủ và Bộ Công thương cần tìm hướng đi đúng cho các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với ngành Cơ khí Việt Nam để Cơ khí Việt Nam lớn mạnh nhằm đáp ứng được chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN.
Ngành cơ khí đang hỗ trợ đắc lực cho các dự án quốc gia. |
Đối với Việt Nam hiện nay, cần xây dựng được tầm nhìn và sứ mệnh của ngành cơ khí trong nền kinh tế Việt Nam. Chỉ khi nêu rõ được tầm nhìn và sứ mệnh của ngành, các vấn đề khác như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cũng như định vị được ngành cơ khí Việt Nam xem các áp lực cạnh tranh là gì trong môi trường cạnh tranh toàn cầu để đưa ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể phù hợp nhằm đáp ứng được sứ mệnh của ngành Cơ khí Việt Nam.
Qua các thành tựu của các doanh nghiệp cơ khí cũng như ba ví dụ cụ thể đã được nêu ở trên như: Cơ khí thủy công trong thủy lợi thủy điện, thủy điện cột nước thấp; Cơ khí trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, kết cấu thép nhà cao tầng; Cơ khí thủy công ứng dụng trong các công trình ứng phó với nước biển dâng; Cơ khí trong kết cấu thép cho nhiệt điện, sân bay, công trình giao thông,…., có thể khẳng định năng lực của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
Theo đại diện Tổng Công ty Cơ điện xây dựng - CTCP (Agrimeco), trong các lĩnh vực trên, các doanh nghiệp Việt Nam không thua kém so với nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Mặc dù vậy, ngành cơ khí Việt Nam vẫn rất cần đến “bàn tay” của Nhà nước để hỗ trợ thúc đẩy phát triển.
Hoàng Hiệp