Ngày 26/5, Tiểu Tiểu ban Điều trị cho biết, bệnh nhân 91, 43 tuổi, quốc tịch Anh, phi công Vietnam Airlines vẫn trong tình trạng nguy kịch, còn phụ thuộc gần hoàn toàn vào ECMO.

Hiện bệnh nhân hôn mê, có nhịp thở tự nhiên nhưng chưa phục hồi phản xạ ho và chưa cử động được tay chân, giảm liều thuốc an thần, ngưng thuốc giãn cơ. Đánh giá tri giác và vận động của bệnh nhân chỉ chính xác khi thuốc tích lũy được thải hết.

Phổi bệnh nhân vẫn chưa cải thiện thêm kể từ khi chuyển về BV Chợ Rẫy, tình trạng nhiễm trùng ở phổi chưa khống chế được.

{keywords}

Bệnh nhân 91 vẫn đang rất nặng, chưa đủ điều kiện để ghép phổi

 

Kết quả cấy đờm ra vi khuẩn Burkholderia cenocepacia. Đây là vi khuẩn rất khó điều trị trên nền bệnh nhân có suy giảm miễn dịch.

Trong khi đó, chức năng thận bệnh nhân chưa phục hồi, vẫn cần dùng thuốc lợi tiểu furosemide để duy trì lượng nước tiểu cần thiết, creatinin máu tăng dần nên phải lọc máu trở lại.

Bệnh nhân 91 nhập viện từ 20/3, đến nay đã qua 67 ngày điều trị và hiện là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại nước ta.

Bệnh nhân này mắc hội chứng “cơn bão cytokine”, cơ thể phản ứng quá mức khi bị virus SARS-CoV-2 tấn công khiến hệ miễn dịch tiêu diệt cả tế bào lành.

Hiện nay, cách duy nhất để cứu bệnh nhân 91 là ghép phổi. Tuy nhiên bệnh nhân này đang có cùng lúc 3 chống chỉ định khi phổi vẫn đang nhiễm trùng, thận bị suy. Do đó, chưa đủ điều kiện ghép phổi.

Thúy Hạnh

 

Ghép phổi khó gấp 5 lần ghép tim, chỉ 50% sống

Ghép phổi khó gấp 5 lần ghép tim, chỉ 50% sống

- Ghép phổi rất phức tạp với hàng trăm quy trình, lỗi một khâu là hỏng toàn bộ. So với ghép tim, ghép phổi khó gấp 5 lần.