Mang tiếng có chồng, nhưng nhiều phụ nữ làng Quyết Thắng phải chịu cảnh đơn chiếc bởi chồng họ đã lập "phòng nhì" nơi khác.
Tin liên quan:
Đằng đẵng ngày buồn
Chị Thu, đội 5, thôn Quyết Thắng (xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định) là một người vợ cam chịu như thế. Chị lấy chồng từ năm 1980, cũng là mối lương duyên được hai bên gia đình vun vén. Mấy năm cưới nhau, cái nghèo cái đói quanh năm "bâu" lấy nên hai người quyết định để anh chồng đi làm thợ mộc ở Phú Thọ.
Những năm đầu đi làm, chồng thường xuyên về thăm vợ. Khi có người làng đi làm cùng trên đó về, chồng lại gửi ít tiền về cho ba mẹ con. Nhưng thời gian trôi đi, số lần chồng về thăm vợ thưa vắng, tiền gửi về cũng ít dần. Hỏi lý do, chồng chỉ ậm ờ, rằng thời buổi kinh tế khó khăn nên làm ăn cũng kém. Tin tưởng chồng, chị cố gắng chi tiêu tằn tiện, làm lụng thêm để nuôi con.
Rồi một ngày, chồng chị trở về úp mở chuyện đã có con với người đàn bà khác. Chị òa khóc nhưng đã không giữ được chồng ở lại quê nhà. Từ đó, chồng bỏ mặc ba mẹ con. "Tôi đau đớn lắm. Tôi cố van xin nhưng ông ấy vẫn quyết ra đi", chị buồn rầu nói.
Chồng bỏ đi, một mình chị cáng đáng mọi việc trong gia đình. Thi thoảng, chồng có về quê nhưng cũng chỉ về nhà bố mẹ đẻ, rồi đi luôn. Ngay cả khi biết chị phải cắt một quả thận do làm việc quá sức, chồng cũng không đoái hoài.
Bù lại sự vất vả của chị Thu, hai đứa con của chị đều chăm ngoan. Ngoài giờ lên lớp, chúng lại lo phụ giúp mẹ trông trẻ kiếm thêm thu nhập. Chị Thu nhớ lại: "Năm con gái bắt đầu vào cấp 3, không thể lo nổi cho hai đứa học cùng lúc, tôi nuốt nước mắt bảo một cháu ở nhà. Đứa con trai xung phong nghỉ học ở nhà phụ mẹ kiếm tiền nuôi chị. Nhìn cháu mới 13 tuổi đã phải oằn mình đi phu hồ, tôi trào nước mắt. Cũng may, chúng biết Thương nhau, đứa chị tốt nghiệp Trường Trung cấp Y Nam Định đi làm lại nuôi em đi học. Giờ con trai tôi đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thủy lợi và làm trên Yên Bái. Nhìn các con ngoan ngoãn thành đạt, tôi cũng đỡ hận chồng".
Chồng bỏ rơi, con nghiện ngập
Cùng cảnh ngộ với chị Thu, chị Hoàng Thị Hải, ở xóm 5 cũng phải vừa làm cha, vừa làm mẹ hơn 20 năm nay. Chồng chị theo người làng đi làm thợ xây ở Hải Phòng, kiếm vợ hai rồi ở luôn đó.
Chị Hải nhớ lại, khi mới cưới nhau được 4 năm, kinh tế gia đình khó khăn, con cái nhỏ. Nhìn nhiều nhà trong làng có đàn ông đi làm thuê về xây nhà to, mua xe đẹp, chồng chị sốt ruột muốn đi ngay. Chị đồng ý.
Nhưng càng đi làm lâu, chồng càng bặt tăm. Ban đầu, anh còn đều đặn gửi tiền, gọi điện cho vợ. Nhưng tiền thưa dần, rồi điện thoại cũng không. Chị ở nhà mòn mỏi chờ chồng, nuôi bố mẹ già, con nhỏ. Khi người làng bàn tán xì xèo chồng chị có "vợ bé”, chị không tin. Nhưng khi anh chồng dắt theo một người đàn bà khác vác bụng lùm lùm về làng giới thiệu là vợ hai thì chị mới bàng hoàng.
Cũng như bao phụ nữ bị chồng bỏ rơi khác, chị Hải phải làm đủ mọi nghề từ phụ hồ, đi giúp việc gia đình... để lo toan cuộc sống. "Trong làng, trong họ có công việc trọng đại, tôi phải đứng ra gánh vác hết. Đến cả việc bố mẹ chồng mất, anh ấy cũng chỉ về vài ngày rồi đi, cưới đứa con gái không đưa một đồng để lo cho nó. Nghĩ vậy mà ức lắm!", chị nói trong nước mắt.
Nhưng dù uất hận thì mỗi khi cánh thợ trong làng từ Hải Phòng về, chị lại ra nghe ngóng xem chồng mình thế nào. Đêm xuống, nghe có tiếng xe máy gần cửa, là chị vẫn hồi hộp như chồng đang về sát cửa. "Có nhiều người đàn ông ngỏ lời, song tôi sợ cảnh con chung, con riêng, rồi con cái tôi bị khổ, bị thiệt thòi nên tự nhủ ở vậy nuôi con khôn lớn", chị nói.
Cũng vì chán cảnh gia đình mà con trai chị đã sa chân vào nghiện ngập. Con chị nghiện, tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều bị bán hết. Buồn chán, sức khỏe chị Hải sa sút. Nhiều lúc nằm một mình, chị ứa nước mắt. Giá như chồng chị không đi làm ăn xa, không bỏ rơi mấy mẹ con. Giá như ngày ấy chị mạnh dạn nhờ chính quyền, địa phương các cấp can thiệp kịp thời thì có lẽ gia đình chị không tan đàn sẻ nghé, quạnh vắng như thế này.
Tin liên quan:
Người thứ 3 vô tình
Giữ im lặng chuyện vợ ngoại tình để ...
Bí quyết của chàng lùn cưa đổ hoa khôi
Chồng rao bán tinh trùng để hưởng lạc
10 năm yêu em…nhưng tôi không dám ngỏ lời
Giữ im lặng chuyện vợ ngoại tình để ...
Bí quyết của chàng lùn cưa đổ hoa khôi
Chồng rao bán tinh trùng để hưởng lạc
10 năm yêu em…nhưng tôi không dám ngỏ lời
Đằng đẵng ngày buồn
Chị Thu, đội 5, thôn Quyết Thắng (xã Giao Tiến, Giao Thủy, Nam Định) là một người vợ cam chịu như thế. Chị lấy chồng từ năm 1980, cũng là mối lương duyên được hai bên gia đình vun vén. Mấy năm cưới nhau, cái nghèo cái đói quanh năm "bâu" lấy nên hai người quyết định để anh chồng đi làm thợ mộc ở Phú Thọ.
|
Những cảnh sống cô quạnh... |
Những năm đầu đi làm, chồng thường xuyên về thăm vợ. Khi có người làng đi làm cùng trên đó về, chồng lại gửi ít tiền về cho ba mẹ con. Nhưng thời gian trôi đi, số lần chồng về thăm vợ thưa vắng, tiền gửi về cũng ít dần. Hỏi lý do, chồng chỉ ậm ờ, rằng thời buổi kinh tế khó khăn nên làm ăn cũng kém. Tin tưởng chồng, chị cố gắng chi tiêu tằn tiện, làm lụng thêm để nuôi con.
Rồi một ngày, chồng chị trở về úp mở chuyện đã có con với người đàn bà khác. Chị òa khóc nhưng đã không giữ được chồng ở lại quê nhà. Từ đó, chồng bỏ mặc ba mẹ con. "Tôi đau đớn lắm. Tôi cố van xin nhưng ông ấy vẫn quyết ra đi", chị buồn rầu nói.
Chồng bỏ đi, một mình chị cáng đáng mọi việc trong gia đình. Thi thoảng, chồng có về quê nhưng cũng chỉ về nhà bố mẹ đẻ, rồi đi luôn. Ngay cả khi biết chị phải cắt một quả thận do làm việc quá sức, chồng cũng không đoái hoài.
Bù lại sự vất vả của chị Thu, hai đứa con của chị đều chăm ngoan. Ngoài giờ lên lớp, chúng lại lo phụ giúp mẹ trông trẻ kiếm thêm thu nhập. Chị Thu nhớ lại: "Năm con gái bắt đầu vào cấp 3, không thể lo nổi cho hai đứa học cùng lúc, tôi nuốt nước mắt bảo một cháu ở nhà. Đứa con trai xung phong nghỉ học ở nhà phụ mẹ kiếm tiền nuôi chị. Nhìn cháu mới 13 tuổi đã phải oằn mình đi phu hồ, tôi trào nước mắt. Cũng may, chúng biết Thương nhau, đứa chị tốt nghiệp Trường Trung cấp Y Nam Định đi làm lại nuôi em đi học. Giờ con trai tôi đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thủy lợi và làm trên Yên Bái. Nhìn các con ngoan ngoãn thành đạt, tôi cũng đỡ hận chồng".
Chồng bỏ rơi, con nghiện ngập
Cùng cảnh ngộ với chị Thu, chị Hoàng Thị Hải, ở xóm 5 cũng phải vừa làm cha, vừa làm mẹ hơn 20 năm nay. Chồng chị theo người làng đi làm thợ xây ở Hải Phòng, kiếm vợ hai rồi ở luôn đó.
Chị Hải nhớ lại, khi mới cưới nhau được 4 năm, kinh tế gia đình khó khăn, con cái nhỏ. Nhìn nhiều nhà trong làng có đàn ông đi làm thuê về xây nhà to, mua xe đẹp, chồng chị sốt ruột muốn đi ngay. Chị đồng ý.
Nhưng càng đi làm lâu, chồng càng bặt tăm. Ban đầu, anh còn đều đặn gửi tiền, gọi điện cho vợ. Nhưng tiền thưa dần, rồi điện thoại cũng không. Chị ở nhà mòn mỏi chờ chồng, nuôi bố mẹ già, con nhỏ. Khi người làng bàn tán xì xèo chồng chị có "vợ bé”, chị không tin. Nhưng khi anh chồng dắt theo một người đàn bà khác vác bụng lùm lùm về làng giới thiệu là vợ hai thì chị mới bàng hoàng.
Cũng như bao phụ nữ bị chồng bỏ rơi khác, chị Hải phải làm đủ mọi nghề từ phụ hồ, đi giúp việc gia đình... để lo toan cuộc sống. "Trong làng, trong họ có công việc trọng đại, tôi phải đứng ra gánh vác hết. Đến cả việc bố mẹ chồng mất, anh ấy cũng chỉ về vài ngày rồi đi, cưới đứa con gái không đưa một đồng để lo cho nó. Nghĩ vậy mà ức lắm!", chị nói trong nước mắt.
Nhưng dù uất hận thì mỗi khi cánh thợ trong làng từ Hải Phòng về, chị lại ra nghe ngóng xem chồng mình thế nào. Đêm xuống, nghe có tiếng xe máy gần cửa, là chị vẫn hồi hộp như chồng đang về sát cửa. "Có nhiều người đàn ông ngỏ lời, song tôi sợ cảnh con chung, con riêng, rồi con cái tôi bị khổ, bị thiệt thòi nên tự nhủ ở vậy nuôi con khôn lớn", chị nói.
Cũng vì chán cảnh gia đình mà con trai chị đã sa chân vào nghiện ngập. Con chị nghiện, tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều bị bán hết. Buồn chán, sức khỏe chị Hải sa sút. Nhiều lúc nằm một mình, chị ứa nước mắt. Giá như chồng chị không đi làm ăn xa, không bỏ rơi mấy mẹ con. Giá như ngày ấy chị mạnh dạn nhờ chính quyền, địa phương các cấp can thiệp kịp thời thì có lẽ gia đình chị không tan đàn sẻ nghé, quạnh vắng như thế này.
"Quyết Thắng có tới 80% đàn ông đi làm ăn xa. Tình trạng đàn ông có vợ ở nhà, đi làm ăn xa lấy thêm vợ hai, vợ ba là có. Vấn đề vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, nhất là vi phạm chế độ một vợ, một chồng ở thôn cũng không ít. Tuy nhiên, xã không thể vào cuộc xử lý các trường hợp ông chồng vi phạm luật hôn nhân vì phần lớn người phụ nữ nơi đây vẫn nhẫn nhục chịu đựng". Bà Phạm Thị Nguyệt, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Giao Tiến |
- Theo Gia đình & Xã hội