Chợ lá dong nằm trên đường Trần Quý Cáp (phía sau ga Hà Nội) đã có từ hàng chục năm nay. Đây là địa chỉ quen thuộc cung cấp lá dong cho rất nhiều khu vực tại Thủ đô và những địa phương lân cận.

Cận Tết, khu vực chợ lá dong này lại bắt đầu nhộn nhịp hơn thường nhật. Cả một đoạn đường dài gần 100m được phủ một màu xanh của lá dong, ai cũng hối hả, chọn mua lá dong khẩn trương để phòng dịch và kịp gói bánh chưng Tết.

Ngày thường, phiên chợ này chỉ có từ 5-7 tiểu thương duy trì bán buôn lá dong, lá chuối cho các cơ sở gói bánh chưng, giò chả. Từ 20 tháng chạp trở đi, một số người từ nơi khác cũng mang lá dong đến đây bán khiến phiên chợ đông đúc, nhộn nhịp hơn.

Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không khí mua bán ảm đạm hơn so với mọi năm.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 1

Chợ lá dong Hà Nội trên đường Trần Quý Cáp, ngay cạnh cổng ga Hà Nội đã tồn tại từ rất lâu, nơi đây vốn là địa chỉ cung cấp lá dong cho rất nhiều khu vực nội thành và những địa phương lân cận Hà Nội.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 2

Cứ vào độ sát Tết, khoảng từ ngày 23 tháng Chạp trở đi, khu chợ này bắt đầu tấp nập người mua kẻ bán. Những năm trước, số lượng lá dong xuất đi từ đây có thể lên tới hàng nghìn bó. Tuy nhiên, năm nay, khu chợ buôn bán khá đìu hiu, lượng khách đến mua giảm mạnh.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 3

Theo các tiểu thương, năm nay giá lá rong cao hơn so với năm ngoái nhưng người mua thì giảm, do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 4

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Mùi - tiểu thương chợ lá dong trên đường Trần Quý Cáp cho biết giá lá dong giao động theo ngày. Càng sát Tết thì giá lại nhỉnh hơn một chút. Lý do bởi nguồn nhập hàng lên giá theo chất lượng lá.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 5

"Có nhiều lý do khác nhau, nên năm nay khách mua thưa thớt. Sức tiêu thụ cũng chỉ bằng 2/3 năm ngoái", bà Mùi tâm sự.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 6

Lá dong được thương lái bó sẵn xếp 40 lá. Bán lá dong chỉ đắt hàng nhất vào dịp đầu Tết, từ 23 - 29 Tết.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 7

Lá dong ta được bán tại chợ với giá 40.000 - 70.000 đồng/bó tùy loại lá to hay nhỏ.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 8

Bà Trần Thu Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến chợ mua lá dong chia sẻ: "Năm nay dịch bệnh diễn biến có nhiều phức tạp nên tôi chỉ tranh thủ chạy ra chợ mua nhanh vài bó lá dong để về mai gói bánh. Dịch bệnh cũng không mang tặng bánh chưng được nên Tết này chỉ gói vừa đủ nhà ăn".

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 9

Năm nay khách mua lá dong ở chợ phần lớn là khách lẻ, mua với số lượng ít, khoảng vài trăm tàu để gói bánh trong gia đình.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 10

Khách hàng thưa thớt, một tiểu thương ngồi chờ khách đến mua lá dong. Dù khách hàng có xu hướng giảm, song chợ lá dong trên phố Trần Quý Cáp vẫn tồn tại. Khu chợ này góp phần tạo nên không khí thời điểm Tết đến Xuân về.

Phiên chợ họp ngày cuối năm, chỉ bán lá dong rừng, lạt tre ở Hà Nội - 11

Ngoài lá dong, tiểu thương còn bán lạt gói bánh.

Trong xã hội hiện đại, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng truyền thống gói và dâng cúng bánh chưng vào dịp Tết Nguyên đán vẫn được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Chiếc bánh chưng không chỉ nhắc nhở mỗi người về một món ăn mang đậm nét văn hóa của dân tộc, mà còn khiến cho mỗi người dân đất Việt tự hào hơn, trân quý hơn một sản vật linh thiêng ngày Tết.

(Theo Dân Trí)