W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-12-1.jpg

Bắc Hà là một trong 4 huyện nghèo của tỉnh Lào Cai thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2022, huyện cũng là một trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025. 

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-6-1.jpg

Để tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế, Bắc Hà dựa trên nguồn lực có sẵn, cải tiến hiện đại hợp với xu hướng hội nhập. Những phiên chợ trước đây chủ yếu phục vụ người dân nay được cải thiện thành khu chợ trải nghiệm cho khách du lịch.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-7-1.jpg

Các mặt hàng như lợn đen, gà đồi, hồng giòn theo mùa... và rất nhiều sản vật địa phương có thể tìm mua ở khu chợ.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-9-1.jpg

Khung cảnh nhộn nhịp, phần lớn tiểu thương tại chợ là người dân tộc H'Mông. Việc kinh doanh buôn bán mở rộng tệp khách hàng là du khách đến từ nhiều nơi giúp lượng hàng hóa bán ra mỗi phiên chợ nhiều hơn, đời sống kinh tế nhiều người từ đó được cải thiện.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-8-1.jpg

Các mặt hàng nông sản đặc trưng, gia vị vùng miền cũng được bày bán rất nhiều tại phiên chợ. Nơi đây trở thành điểm đến du lịch hút khách mỗi cuối tuần.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-11-1.jpg

Đời sống tinh thần, vật chất của người dân ngày một nâng cao nhờ các chính sách hỗ trợ và ý thức vươn lên thoát nghèo của chính các hộ gia đình.

W-thach-thao-2-1.jpg

Chuyển đổi số đang dần từng bước xuất hiện trong đời sống của người dân nơi đây, xuất hiện ở nhiều gian hàng tại khu chợ. Theo chia sẻ của tiểu thương phần lớn người sử dụng mã QR để thanh toán là các du khách.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-4-1.jpg

Đẩy mạnh du lịch, dịch vụ để phát triển kinh tế mũi nhọn. Không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn tạo ra trải nghiệm thú vị cho các đoàn khách nước ngoài.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-5-1.jpg

Khai thác tối ưu nguồn lực, lợi thế về khí hậu, đặc sản vùng miền, di tích lịch sử sẽ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, giúp thoát nghèo bền vững tại Bắc Hà.

W-thach-thao-1.jpg

Bên cạnh đó, Bắc Hà tiếp tục bám sát mục tiêu giảm nghèo dựa vào các tiềm lực có sẵn, thực hiện tốt “3 trụ cột” trong công tác giảm nghèo, huyện phấn đấu năm 2024 tỷ lệ giảm nghèo đạt 8,52%. Trong đó, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác quản lý ngân sách; tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, có cơ chế nuôi dưỡng, tạo nguồn thu mới, chống thất thu ngân sách. 

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-1-1.jpg

Ông Lê Văn Khiêm, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Bắc Hà, khẳng định: “Để thực hiện được mục tiêu đề ra, các ngành, địa phương trong huyện tiếp tục đồng hành với người nghèo, tạo điều kiện để người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt; nhân rộng mô hình giảm nghèo; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động gắn với nhu cầu thị trường, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; tập trung giải quyết việc làm cho lao động địa phương”.

W-bac-ha-vnn-giam-ngheo-thach-thao-13-1.jpg

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương, huyện Bắc Hà đã lồng ghép, hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo, tập trung vào các cây trồng chủ lực, tiềm năng của địa phương nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Ngoài giải quyết bài toán về thu nhập, huyện Bắc Hà đã chỉ đạo các ngành, địa phương huy động nguồn lực hỗ trợ cải thiện cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Năm 2023, huyện đã dành 11 tỷ đồng (ngân sách Trung ương bố trí 10 tỷ đồng, ngân sách địa phương bố trí 1 tỷ đồng) hỗ trợ xây mới nhà ở cho 250 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 18 xã.