Chiều tối 22/3, Sacombank (STB) công bố Nghị quyết HĐQT về việc chấp thuận đơn từ nhiệm của thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021, ông Kiều Hữu Dũng, Phó chủ tịch thường trực.
Ông Dũng đã có đơn từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân sau hơn 6 năm gắn bó với ngân hàng. HĐQT Sacombank sẽ trình ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức vào tháng 4 tới đây, thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 đối với ông Dũng.
Với việc ông Kiều Hữu Dũng ra đi cũng đánh dấu nhân sự cuối cùng trong ban lãnh đạo Sacombank thời ông Trầm Bê ra đi.
Ông Kiều Hữu Dũng sinh năm 1967 tại Nghệ An. Ông là cử nhân Quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế; Thạc sĩ Tài chính phát triển, Đại học London.
Trước khi làm lãnh đạo tại Sacombank, ông Dũng là Vụ trưởng Vụ các ngân hàng, NHNN. Ảnh: Sacombank. |
Trước khi gia nhập Sacombank, ông từng có thời gian công tác tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Cụ thể, từ năm 1992-1998, ông là cán bộ Vụ hợp tác Quốc tế. Đến 1998, ông đảm nhiệm vai trò Phó vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế. Từ 2001, ông là đại diện NHNN tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), từ 2004 đến 2007 là Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng, NHNN.
Ông gia nhập Sacombank cuối tháng 5/2012 với vị trí Phó chủ tịch kiêm Thành viên HĐQT độc lập, cùng thời điểm gia đình ông Trầm Bê xuất hiện tại ngân hàng này. Đó cũng là giai đoạn cơ cấu nhân sự cấp cao của Sacombank có nhiều xáo trộn, khi các đại diện của Eximbank (cổ đông lớn) sang gia nhập HĐQT.
Đến năm 2014, ông được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sacombank thay ông Phạm Hữu Phú. Đây cũng là giai đoạn chuyển giao quyền giữa các nhóm cổ đông gia đình ông Đặng Văn Thành và gia đình ông Trầm Bê.
Dưới thời ông Dũng, Sacombank đã tiến hành sáp nhập với SouthernBank do nhóm cổ đông lớn nhất khi đó là gia đình ông Trầm Bê sở hữu. Kể từ sau thương vụ sáp nhập này, Sacombank bắt đầu khó khăn và vướng vào những khoản nợ xấu hàng chục nghìn tỷ đồng.
Đến tháng 6/2017, khi ông Dương Công Minh lên thay vị trí lãnh đạo cao nhất, ông Dũng được bổ nhiệm là Phó chủ tịch thường trực.
Ngoài vai trò là lãnh đạo cấp cao tại Sacombank, ông Dũng còn là sếp lớn tại hàng loạt doanh nghiệp khác, như Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS) giai đoạn 2008-2009; Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Phát triển thể thao và giải trí Mễ Trì năm 2009; Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Bắc Thủ Đô từ năm 2011, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư INB từ cuối năm 2012.
Tại Sacombank, ông Dũng cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sacombank - SBS giai đoạn 2012-2013.
Ông Dũng hiện sở hữu 300.000 cổ phiếu STB, tương đương tỷ lệ 0,02% vốn tại ngân hàng này. Nếu tính theo giá thị trường, lượng cổ phiếu ông Dũng nắm giữ có giá trị khoảng 4,8 tỷ đồng.
Ồn ào tái cơ cấu Sacombank, ông Nguyễn Đức Hưởng lo 'giải cứu' lợn
Là một trong những ứng viên tham gia Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Đức Hưởng, người vừa từ nhiệm tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt lại đang liên tục di chuyển tại các thôn làng để “giải cứu” thịt heo.
Biến động mới Sacombank: Thực hư cú bắt tay giữa các ông lớn?
Sacombank đang đứng trước một cơ hội lớn để có thể tháo bỏ được chiếc “vòng kim cô” đã bó buộc sự phát triển và cản trở ngân hàng này cả về mặt nhân sự và kinh doanh trong vài kỳ đại hội cổ đông gần đây.
Dương Công Minh tìm kiếm gì ở Sacombank?
Muốn ngồi vào ghế nóng của Sacombank, ông chủ mới phải hội đủ 3 tiêu chí: có nghề ngân hàng, có nghề bất động sản và phải có tiền mặt nhiều.
Vai trò của ông Phan Huy Khang ở Sacombank ra sao?
Hành trình ngành ngân hàng của ông Phan Huy Khang từ SouthernBank đến Sacombank kết thúc sau 23 năm do vụ cho vay có liên quan đến đại án Phạm Công Danh.
Ông Trầm Bê có tài sản gì sau khi rời Sacombank?
Sau khi rời vị trí Phó Chủ tịch Ngân hàng Sacombank, dù không nắm trực tiếp, trong tay ông Trầm Bê vẫn còn một khối tài sản lớn thông qua ủy thác đầu tư cho người thân.
Rút lui Sacombank, Đặng Văn Thành thâu tóm tài sản Bầu Đức?
Ông Đặng Văn Thành đã chính thức rút khỏi cuộc đua trở lại Ngân hàng Sacombank và quay sang thâu tóm doanh nghiệp của Bầu Đức để củng cố vị trí số 1 về mía đường.
Tái cơ cấu Sacombank: Nút thắt và điểm mở
Tình thế của Sacombank như là một nút thắt cần tháo gỡ để thúc đẩy lộ trình tái cơ cấu NH và nếu có một cơ chế khả thi thì thành công ở Sacombank chính là điểm mở cho việc tái cơ cấu các NH yếu kém.
(Theo Zing)