Ngay sau khi kiểm tra công tác chuẩn bị bão số 14 tại tỉnh Khánh Hoà, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã di chuyển vào tỉnh Ninh Thuận và đang có mặt tại cảng cá Ninh Chữ, huyện Ninh Hải.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cảng cá Ninh Chữ |
Cảng cá Ninh Chữ hiện có hơn 900 phương tiện neo đậu. Trên toàn tỉnh Ninh Thuận có 679 tàu thuyền với 5.275 lao động đang hoạt động trên biển đã liên lạc được, 1.972 chiếc đang neo đậu tại các bến, cảng.
Ban quản lý các cảng cá đã tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền; kịp thời hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại các khu neo đậu tránh, trú bão ven biển, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.
Bộ đội biên phòng tỉnh duy trì liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Các đơn vị chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với lũ, lũ quét, sạt lở đất, các hồ chứa đã tích đầy nước do địa phương quản lý, đảm bảo an toàn công trình và khu vực vùng hạ du. Các lực lượng xung kích, công an, bộ đội các địa phương tổ chức trực 24/24 giờ để kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó với cơn bão số 14.
Phó Thủ tướng trò chuyện với người dân tại khu nuôi lồng bè nuôi tôm xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải |
Kiểm tra khu lồng bè nuôi tôm xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị chính quyền địa phương bố trí đầy đủ lực lượng để bảo đảm an toàn tài sản cho người dân. Đồng thời kiên quyết sơ tán toàn bộ người dân trên các lồng bè, kiểm soát chặt chẽ, không để người dân ra lồng bè khi bão đổ bộ.
"Bà con yên tâm vì tài sản sẽ được bảo vệ an toàn. Tuyệt đối không trở lại lồng bè khi chưa an toàn", Phó Thủ tướng trò chuyện với người dân.
Báo cáo với Phó Thủ tướng trong cuộc làm việc sau đó tại trụ sở UBND huyện Ninh Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh cho biết rút kinh nghiệm từ công tác ứng phó với cơn bão số 12, Ninh Thuận huy động cả hệ thống chính trị tập trung ứng phó với cơn bão số 14.
Tỉnh thực hiện lệnh cấm tàu, thuyền ra khơi đánh bắt kể từ sáng 18/11, kiên quyết không để người dân ở lại trên tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ nhân dân các khu vực ven biển chằng chống nhà cửa tại các khu vực xung yếu vùng ven biển, vùng núi; sẵn sàng di dời người dân để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Dự kiến số hộ dân tại các vùng thấp, trũng, cửa sông, cửa biển, vùng có nguy cơ ngập lụt cao phải sơ tán là 6.089 hộ/28.872 nhân khẩu. Ninh Thuận đã sơ tán 3.141 hộ/13.289 người. Đã có 3.039 căn nhà được chằng chống. Các công việc phải được hoàn thành trước 21 giờ tối 18/11.
Thủ tướng chỉ đạo ứng phó khẩn cấp bão số 14 và mưa lũ
Thủ tướng vừa có công điện 1786/CĐ-TTg ngày 18/11 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14 và mưa lũ.
Phó Thủ tướng đôn đốc công tác chuẩn bị ứng phó bão số 14
5h chiều nay, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đến kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống bão số 14 tại cảng cá Đá Bạc (Cam Ranh, Khánh Hoà).
Nam sinh kinh hãi kể phút bị sóng Thiên Cầm cuốn phăng ra biển
Sau 3 ngày thoát chết kỳ diệu, em Trần Đình Đàn vẫn chưa hết kinh hãi kể lại buổi chiều em và 2 bạn học bị sóng dìm xuống biển.
Bữa cơm cuối cùng của trưởng xóm bị vùi lấp khi giúp dân sơ tán
Trước khi vào xóm, nó nói mấy ngày nay mưa nhiều, sợ nước thác đổ mạnh nên phải vào giúp bà con sơ tán - bà Bùi Thị Lưng kể lúc chia tay con.
Phút thoát thân, cứu sống vợ con nhờ đèn pin quên tắt
“Tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng nổ động trời, trong tích tắc đất đá tràn vào nhà, tôi cố rút chân khỏi bùn đất, ôm vợ con chạy".
Theo VGP