Tại Phú Thọ, các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, phục vụ sản xuất - kinh doanh, thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Đến nay, có 339.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được hưởng thụ vốn vay ưu đãi, hiện còn hơn 139.000 hộ còn dư nợ với doanh số cho vay đạt gần 12.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn chính sách đã giúp 48.000 hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; hơn 24.000 người lao động được tạo việc làm, duy trì việc làm; hỗ trợ khoảng 9.000 gia đình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập; trên 256.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được cải tạo, xây mới. Đặc biệt, hơn 3.900 căn nhà của hộ nghèo được sửa chữa, cải tạo, xây mới, giúp người nghèo ổn định đời sống.

W-A1 GDX TAN LAP TH SON_8889.jpg

Trong ảnh là một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. 

W-A2 GDX TAN LAP TH SON_8899.jpg

Không chỉ hỗ trợ vay vốn, để giúp người dân giảm nghèo bền vững, tỉnh còn khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi.

W-A4 PHAM ANH VIỆT X HUG VIET C KHE_8711.jpg

Nhờ vốn vay ưu đãi, gia đình anh Phạm Anh Hiệp có điều kiện mở rộng sản xuất mỳ gạo, gia đình có việc làm thu nhập ổn định. 

W-A5 LAI NGOC QUANG X HUNG VIET C KHE_8677.jpg

Vốn vay ưu đãi giúp gia đình anh Lại Ngọc Quang ở xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê có điều kiện mua sắm máy móc sản xuất đồ mộc dân dụng, tạo việc làm cho 6 lao động. 

W-A6 LAI NGOC QUANG X HUNG VIET C KHE_8665.jpg

Xưởng sản xuất đồ gỗ của gia đình anh Lại Quang Ngọc mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và những lao động trong vùng.

W-A7 hoang vưng trãi x hung viet vv gqvl_8644.jpg

Gia đình anh Hoàng Vững Trãi ở xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê vay vốn mở rộng nhà xưởng may túi đựng hàng siêu thị.

W-A8 hoang vững trãi x hung viet vv gqvl_8651.jpg

Xưởng may túi của gia đình anh Hoàng Vững Trãi tạo việc làm ổn định cho 40 lao động địa phương. 

W-A12 THIT CHUA HÀ ĐIỆP TH SON_9053.jpg

Có thêm vốn vay ưu đãi, Cơ sở sản xuất thịt chua Hà Điệp ở thị trấn Thanh Sơn có điều kiện mở rộng sản xuất, ổn định việc làm cho nhiều lao động. 

W-A13 THIT CHUA HA ĐIỆP_8987.jpg

Các khâu sản xuất thịt chua đều được thực hiện trong môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

W-A14 THIT CHUA HÀ ĐIỆP TH SON_9068.jpg

Thành phẩm thịt chua đặc sản của huyện Thanh Sơn do cơ sở Hà Điệp sản xuất được khách hàng tin dùng.

W-A15 DINH THI NĂM DT MUOG XA TAN LAP TH SON_8930.jpg

Gia đình chị Đinh Thị Năm, dân tộc Mường ở xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn vay vốn chương trình hộ nghèo đầu tư cải tạo đồi trồng 3ha keo, chăn nuôi gia súc, gia đình có việc làm tăng thu nhập.

W-A16 DINH THI HIEN DT MUOG X TAN LAP TH SON_8915.jpg

Nhờ vốn vay ưu đãi chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình chị Đinh Thị Hiền, dân tộc Mường ở xóm Mít 1, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn có điều kiện chăn nuôi gia súc, hiện nhà có 4 trâu, 4 bò, gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững. Các mô hình giảm nghèo hiệu quả như trên luôn được tuyên truyền, nhân rộng. Đồng thời, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng từ đó từng bước tạo sinh kế, nguồn thu nhập ổn định cho hộ nghèo. Đặc biệt, tỉnh còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác giảm nghèo bền vững; kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các vi phạm liên quan đến việc thực hiện các chính sách, chương trình, đề án giảm nghèo và an sinh xã hội trên địa bàn.