Những rắc rối về số email (thư điện tử) của ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton trong thời gian bà làm Ngoại trưởng đang ‘phủ bóng’ lên cuộc bầu cử đang cận kề.


Sau khi thôi chức Ngoại trưởng Mỹ năm 2013, bà Hillary đã nộp lại hơn 30.000 email trong tài khoản cá nhân của mình cho bộ ngoại giao. Bà cũng cho biết là đã xóa 30.000 email khác ‘không liên quan tới công việc’. 

{keywords}

Tổng thống Nga Vladimir Putin và ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.

Mặc dù bà Clinton đã xin lỗi về việc sử dụng email cá nhân để làm việc công suốt 4 năm làm Ngoại trưởng, nhưng câu chuyện đang ngày càng trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là nguy cơ số email này có thể rơi vào tay của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo Forbes, Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) trước đó đã tiến hành điều tra để đảm bảo các email cá nhân của bà Hillary không gây nên đe dọa nào đối với an ninh quốc gia.

Đầu năm 2011, Nga bắt đầu giám sát tin tặc máy tính Romania Marcel Lazar Lehel (‘Guccifer’), sau khi y tìm cách đột nhập vào hệ thống máy tính của hãng truyền hình Russia Today (RT).

Sau khi giám sát Guccifer, phía Nga được cho là đã có thể theo dõi mọi hành động của hacker này. Năm 2013, các nhà phân tích tình báo Mỹ không chỉ phát hiện ra Guccifer đột nhập vào máy tính của Ngoại trưởng Hillary Clinton, mà còn sao chép toàn bộ kho dữ liệu trong hòm thư này.

Tờ Forbes cho rằng, lực lượng chiến tranh điện tử của Nga có thể dư sức đánh cắp toàn bộ hòm email của bà Clinton (trong đó bao gồm 31.830 thư ‘cá nhân’ mà bà nói là đã xóa).

Một vụ tấn công như vậy có thể đã diễn ra trước khi RT đăng tải các email mà Sidney Blumenthal gửi cho bà Hillary vào ngày 20/3/2013, trong phóng sự ‘Các email của Hillary Clinton về vụ tấn công Benghazi’.

Vụ việc được cho là đã gửi đi lời cảnh báo muộn màng cho bà Clinton về vấn đề bảo mật thư tín cá nhân.

Nếu thực sự toàn bộ số thư từ này của bà Clinton nằm trong tay của điện Kremlin hoặc các lực lượng tình báo khác, đây sẽ được coi là một trong những thảm họa tình báo khủng khiếp nhất trong lịch sử Mỹ.

Tờ Forbes nhận định, với thực tế đó, Tổng thống Nga Putin hoàn toàn có cơ hội định đoạt kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, hoặc chí ít thì cũng phủ bóng lên cuộc chạy đua Tổng thống của bà Hillary.

Trong một bài phát biểu tại Colorado cuối tuần qua, Thượng nghị sĩ Tom Cotton nửa đùa nửa thật khi nói về bê bối email của bà Clinton.

“FBI vẫn chưa có được 30.000 email mà ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ nói là đã xóa đi. Mọi chuyện thật là tệ, FBI đang tính tới việc hỏi ông Vladimir Putin về các bản sao email của bà Hillary”.

Một số quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại Nga sẽ công bố khoảng 20.000 email lấy được từ hòm thư của bà Hillary trong vài tháng tới.

Lê Thu

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ 'xuống nước' trước Putin?

Có thể những lý do kinh tế là động cơ dẫn tới lời xin lỗi bất ngờ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ với người đồng cấp Nga.

Tổng thống TNK bất ngờ xin lỗi Putin

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) Recep Tayyip Erdogan đã viết thư xin lỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin, về cái chết của phi công Nga tại biên giới Syria-TNK.

Putin lý giải nguyên nhân Anh rời EU

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 23/6 cho rằng, Chính phủ Anh đã quá tự tin và thiển cận trong cuộc trưng cầu dân ý đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU).