- 10 sếp ngân hàng Navibank đã giúp "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như "ẵm" 200 tỷ đồng...
Quá trình điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố thêm 10 bị can nguyên là thành viên ban GĐ, các lãnh đạo phòng ban của Navibank.
10 bị can này bị đề nghị truy tố hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong việc gửi tiền vào NH thông qua các nhân viên Navibank.
Huỳnh Thị Huyền Như. |
Theo kết luận điều tra, tháng 4/2011, Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Navibank) đã thỏa thuận với Võ Anh Tuấn (nguyên Phó GĐ Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) và Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, Chi nhánh TP.HCM) về việc gửi tiền để hưởng lãi suất vượt trần lãi suất NHNN quy định.
Khi đó, Luật đã có buổi báo cáo với Hội đồng Alco Navibank (Hội đồng quản lý nợ - có). Tham dự buổi làm việc này có ông Lê Quang Trí (nguyên TGĐ Navibank); ông Cao Kim Sơn Cương, ông Nguyễn Giang Nam, ông Nguyễn Hồng Sơn (đều là Phó TGĐ Navinbank) và một số cán bộ lãnh đạo khác.
Cuộc họp đã thống nhất chủ trương, chọn một số nhân viên đứng tên gửi tiết kiệm. Navibank sẽ cho các nhân viên này vay tiền, sau đó họ đem tiền đi gửi ở Vietinbank chi nhánh Nhà Bè.
Có 14 nhân viên đã ký 47 hợp đồng vay tiền Navibank với tổng số tiền 1.543 tỷ đồng. Sau đó 14 cá nhân này làm thủ tục gửi tiền với lãi suất từ 16,5 - 22,5%/năm.
Sau này, Vietinbank chi nhánh Nhà Bè đã thanh toán 1.043 tỷ đồng. Còn lại 500 tỷ đồng chưa đến hạn thanh toán được chuyển sang gửi tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM, nơi Huyền Như làm việc. Có 300 tỷ đồng đã được tất toán, còn 200 tỷ đồng bị Huyền Như rút ra sử dụng.
Quá trình điều tra và sau khi có kết luận điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT và Viện KSND Tối cao đã nhận được một số đơn kêu oan, kiến nghị của một số bị can trong vụ án.
Những người này cho rằng, 4 nhân viên đứng tên gửi tiền đã chuyển nhượng 6 hợp đồng tiền gửi tại Vietinbank có giá trị 200 tỷ đồng cho công ty TNHH TM-DV Nông sản Bắc Hà. Do đó, Navibank không bị thiệt hại số tiền này, mà thiệt hại là của Công ty Bắc Hà; việc nhận lãi suất chênh lệch là không vi phạm pháp luật...
Tuy nhiên, kết luận điều tra cho rằng, có căn cứ xác định, việc 4 nhân viên ký hợp đồng chuyển nhượng, ký giấy nhận tiền từ Công ty Bắc Hà, và giấy nộp tiền cho Navibank chỉ là ký khống, nhằm hợp thức chứng từ hạch toán, tất toán khoản vay của 4 cá nhân nói trên theo chỉ đạo của lãnh đạo Navibank.
Thực tế, NaviBank không chuyển tiền cho công ty Bắc Hà và công ty Bắc Hà cũng không chuyển tiền cho 4 nhân viên. Việc làm này của Navibank nhằm che giấu hậu quả thiệt hại 200 tỷ đồng. Navibank vẫn là bên bị thiệt hại 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các cá nhân liên quan đến việc ký khống hồ sơ nêu trên chưa gây ra hậu quả, thiệt hại mới và đã bị khởi tố, đề nghị truy tố vì hành vi làm trái gây thiệt hại 200 tỷ đồng. Do đó, Cơ quan điều tra không xem xét xử lý về hành vi sai phạm này.
Những ai 'ngậm' tiền môi giới để Huyền Như lừa đảo ngàn tỷ?
Theo lời khai của Huyền Như, chị ta đã không tiếc tiền chi cho những người môi giới. Có người đã nhận tới 16,9 tỷ đồng tiền từ "siêu lừa".
'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Những 'con mồi' bị dẫn dụ
Để dụ các "con mồi" vào bẫy, Huyền Như sẵn sàng dùng tiền cá nhân để trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới.
Tiếp tục điều tra hành vi 'ăn' hơn 1.000 tỷ của siêu lừa Huyền Như
Xét thấy còn nhiều vấn đề cần làm rõ nên TAND TP. HCM đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan tố tụng điều tra bổ sung...
'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Đủ yếu tố cấu thành tội
Việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền 1.085 tỉ đồng trong vụ đại án này, là hành vi tham ô hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
T.Nhung