Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả hỗ trợ cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững.

Một trong những chính sách đó là chuyển hướng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đẩy lùi dịch bệnh trên gia súc.

Tại huyện Quản Bạ, ngành chăn nuôi đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi gắn với xây dựng chuồng trại, bảo đảm vệ sinh môi trường tại xã Thanh Vân.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Anh Dương Văn Kết (xã Thanh Vân) chia sẻ: “Tôi rất phấn khởi vì được lựa chọn tham gia môi hình chăn nuôi mới này. Năm 2020, tôi bắt tay vào xây dựng chuồng trại 4 ngăn để nuôi bò, có thiết kế hố thải và xả thải. Cách thức nuôi mới rất tiện lợi, dễ chăm sóc gia súc”.

Theo anh Kết, anh cũng như nhiều hộ dân ở Thanh Vân trước đây đều nuôi theo kiểu tạm bợ, chuồng trại không có. Gia súc thả rông, đến tối thì buộc ở bếp.

Số lượng gia súc càng lớn, lượng chất thải càng nhiều, không xử lý được dẫn đến ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Từ khi xây chuồng, nuôi theo hình thức kỹ thuật sinh học, mùi hôi thối gần như không có, ít ruồi muỗi, hạn chế được bệnh dịch cho bò.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại đầu tư vào các hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn của Nhà nước.

Các trang trại xây mới phải nằm trong quy hoạch, phải có hồ sơ thiết kế, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

Với các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng đệm lót sinh học, ủ phân trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi bền vững.

Nguồn giống nhập về đảm bảo an toàn, tiêm vắc-xin lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi đầy đủ, tránh cho đàn vật nuôi bị xâm nhiễm bệnh dịch.

Minh Phúc