Trong bối cảnh dịch bệnh trên đàn gia súc ngày càng diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn của người tiêu dùng ngày càng cao, việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi theo hướng hữu cơ là một trong những giải pháp mà ngành Nông nghiệp, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang hướng tới để phát triển chăn nuôi bền vững.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 3852/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

{keywords}
Trong bối cảnh dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học đóng vai trò quan trọng đối với ngành chăn nuôi.

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ  tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020-2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 1-2,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh. 

Quan điểm phát triển chăn nuôi của tỉnh được xác định rất cụ thể như sau: Phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tăng cường xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân;

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ và chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn;

Ưu tiên phát triển các giống vật nuôi chủ lực gắn với lợi thế của từng địa phương; tập trung đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò, lợn ngoại, gia cầm và vật nuôi đặc sản có giá trị cao. Tập trung cải tạo giống theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phù hợp thị hiếu người tiêu dùng;

Tăng cường nghiên cứu khoa học, thích nghi và ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học và công nghệ trong nước và thế giới, chú trọng ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi;

Đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

Mục tiêu chung của Chiến lược được đề ra: Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, phương thức công nghiệp; áp dụng các quy trình công nghệ hiện đại, chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; đối xử nhân đạo với vật nuôi; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi; đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; phấn đấu đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi tỉnh ta thuộc nhóm các tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển.

Đồng thời, một số mục tiêu cụ thể của Chiến lược đã được xác định: Mức tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2021-2025: 4 - 5%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 từ 3 - 4%/năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025: >54%, năm 2030: > 56%; xây dựng 01 nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn HACCP, giải quyết đầu ra tại chỗ cho sản phẩm chăn nuôi tại địa phương...

Để đạt được mục tiêu, Quảng Bình đã xây dựng các giải pháp cụ thể, như: Quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung, xây dựng các mô hình sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn hữu cơ; phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ…

Hai mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ do chi cục hỗ trợ thực hiện bước đầu mang lại hiệu quả rất khả quan. Đây là hướng đi mới phù hợp với chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với địa bàn nông thôn. Không chỉ thân thiện với môi trường, nuôi lợn theo hướng hữu cơ còn tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nguời tiêu dùng.