Luật sư tư vấn:
Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Người chưa thành niên có thể tự yêu cầu thay đổi hộ tịch cho mình? |
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Điều 6 Luật hộ tịch 2014 quy định:
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân
3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật.
Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, người chưa thành niên không thể tự mình yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch mà cần thông qua yêu cầu của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Về giấy tờ tùy thân đối với người chưa thành niên:
Theo điều 19 Luật căn cước công dân 2014:
Điều 19. Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân quy định:
Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân
1- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.
Như vậy, theo các quy định trên, đối với người dưới 14 tuổi do chưa được cấp giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, do vậy, khi ghi tờ khai, giấy tờ tùy thân sẽ viết theo thông tin trên giấy khai sinh. Đối với trẻ từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, do đã đủ tuổi cấp các giấy tờ tùy thân, do vậy, khi ghi tờ khai sẽ viết thông tin giấy tờ tùy thân theo hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác (nếu có).
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Mẹ chơi hụi vỡ nợ, con trai có phải trả nợ?
Thưa luật sư! Cô của tôi bị vỡ hụi khoảng hơn 20 tỉ đồng, bây giờ không còn khả năng chi trả vì số tiền quá lớn. Vậy cô tôi có thể phải chịu hình phạt ra sao?