Số phụ nữ học làm vệ sĩ ở Trung Quốc đang tăng vọt vì hình ảnh nữ vệ sĩ gắn
với giới nhà giàu nước này ngày càng phổ biến.
TIN BÀI KHÁC:
"Tôi có thể đi ra ngoài với chủ và nhìn ngắm nhiều thứ. Thật là mãn nhãn", Yang Donglan tâm sự.
Yang đã hoàn tất một khóa học tại Học viện An ninh quốc tế Thiên Kiều, một trung tâm đào tạo ở Bắc Kinh được thành lập năm 2008 để huấn luyện vệ sĩ đáp ứng nhu cầu tăng cao của giới giàu có ở Trung Quốc.
ang cho biết trong quá trình đào tạo khắc nghiệt, cô phải trườn bò qua bùn trong thời tiết mùa đông giá lạnh, học cách xử lý vũ khí cầm tay và tỉnh táo suốt 24 giờ.
"Trước kia tôi không tập luyện nhiều nên khi vừa bắt đầu, tôi gặp khó khăn về thở lúc tập chạy nhưng rốt cuộc tôi cũng đã bắt kịp".
Chen Yongqing, người sáng lập trung tâm và cũng từng làm vệ sĩ, cho biết ông nhận ra cơ hội và quyết định nhảy vào thị trường đang bùng nổ này. Năm 2013, Trung Quốc có 317 tỷ phú (đôla Mỹ), đứng thứ 2 sau Mỹ, theo một xếp hạng của Hurun Report - một phiên bản Trung Quốc của danh sách người giàu của Forbes.
"Chúng tôi không chỉ rèn cho các vệ sĩ về sức khỏe mà họ còn được tập luyện nhiều thứ, chẳng hạn như thưởng thức rượu, để họ có thể giao tiếp hiệu quả với chủ của mình. Họ không chỉ làm vệ sĩ mà đôi khi còn là trợ lý riêng của chủ".
Theo ông Chen, số lượng học viên nữ đang tăng cao và các nữ vệ sĩ có lợi thế so với đồng nghiệp nam của họ, đặc biệt là khi danh sách nữ triệu phú và nữ tỷ phú ngày càng đông.
"Nữ vệ sĩ phù hợp hơn với những người chủ là nữ hoặc với các htành viên gia đình của người chủ nam", ông cho biết thêm.
Yang cũng thừa nhận người thuê thích vệ sĩ nữ hơn bởi vì họ không quá lộ diện.
"Chúng tôi ẩn dễ dàng hơn. Người ta thường không nhận ra chúng tôi là vệ sĩ", cô mô tả. "Một số nam giới rất cao; bạn có thể dễ dàng biết anh ta là vệ sĩ. Bên cạnh đó, nữ giới có thiên hướng chăm sóc người khác tốt hơn".
Yang không muốn tiết lộ thêm chi tiết về chủ của mình, chỉ nói rằng "trung thành là tất cả" trong nghề của cô.
Yang đã làm vệ sĩ được gần một năm và khẳng định cô không có kế hoạch chuyển nghề dù có rất nhiều nguy hiểm phải đối mặt.
"Nhiệm vụ của tôi là bảo vệ và hành động nhanh chóng. Tôi nghĩ tôi sẽ gắn bó với nghề dù điều gì xảy ra. Đó là một cuộc hành trình", Yang quả quyết.
Thanh Hảo (Theo CNN)