Trong những năm qua, liên tiếp xảy ra các vụ việc bà con vào rừng lấy gỗ, cất nhà; săn bắt chim, thú rừng, hái, lượm lâm sản phụ để cải thiện bữa ăn; phát rừng mở rộng diện tích sản xuất hay sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để đánh bắt cá… dẫn đến vi phạm pháp luật liên quan đến quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản hoặc quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ. Hậu quả đáng tiếc xảy ra, không ít người dân bị xử lý lý vi phạm hành chính, nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự, lĩnh án.

minhhoa.png

Cuối năm 2021, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc khoảnh 4 - tiểu khu 414B1 thuộc địa phận bản Na Cô Sa 4, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện – là khu vực các hộ dân bản Na Cô Sa 2, xã Na Cô Sa thường chăn thả trâu và gọi là “trại trâu” đã bị một số người dân bản Na Cô Sa sử dụng các công cụ như dao quắm, cưa hạ cây trên diện rộng nhằm mục đích lấy đất sản xuất và cho cỏ mọc tự nhiên để chăn thả trâu.

 Quá trình kiểm tra, xác minh, Hạt Kiểm lâm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nậm Pồ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố đối với 11 bị can có hành vi “Hủy hoại rừng” theo Điều 243 Bộ luật Hình sự; UBND huyện Nậm Pồ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với những người có hành vi chặt phá rừng theo thẩm quyền.

Vì chạy theo nhu cầu phát triển kinh tế gia đình mà nhiều người dân đã vô tình hủy hoại hàng chục héc-ta rừng phòng hộ, để lại hậu quả nặng nề cho môi trường và đời sống con người. Sự thiếu hiểu biết này đã khiến họ rơi vào vòng lao lý.

Hảng A C là người đồng bào dân tốc Mông cư trú tại xã P, huyện M, tỉnh B. Ngày 4/2/12014, do thiểu hiểu biết pháp luật, C đã dùng lửa đốt rừng phòng hộ do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện M quản lý và được trồng từ năm 2006, gây thiệt hại với diện tích là 5,1 héc-ta ( 38.356.000m2) nhằm mục đích làm bãi chăn thả gia súc.

Sau khi xảy ra vụ việc, C đã đến UBND xã P để tự thú, khai báo về việc đốt rừng của mình. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án và Viện kiểm sát nhân dân huyện M truy tố C về tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự. Xác định C là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý, cơ quan điều tra huyện M đã có văn bản đề nghị Trung tâm TGPLNN tỉnh B tham gia bào chữa cho C. Trung tâm TGPLNN tỉnh B đã kịp thời cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ cho C trước pháp luật.

Mặc dù C đã đến cơ quan công an tự thú về hành vi đốt rừng của mình và có đơn xin trồng lại rừng cho nhà nước nhưng về phía gia đình C, đặc biệt là bố đẻ của C lại cho rằng khi C đã phải chịu phạt tù thì sẽ không thực hiện việc trồng rừng. Vì vậy, trong suốt quá trình điều tra, C đã được Ban quản lý rừng phòng hộ, chính quyền địa phương tạo điều kiện để khắc phục trồng lại rừng nhưng vì sự thiếu hiểu biết và cản trở của gia đình nên C không thực hiện việc trồng lại rừng.

Đến giai đoạn truy tố, Trợ giúp viên pháp lý tiếp tục kiên trì vận động C và gia đình trồng lại rừng. Hiểu rõ được hành vi sai trái của mình nên C đã cùng vợ đi đào hố để trồng rừng. Nhưng do diện tích quấ lớn và không có sự trợ giúp của gia đình nên vợ chồng C chỉ đào được hơn 1 héc-ta trên tổng số 5,1 héc-ta rừng bị cháy.

V.v...V.v

Đó chỉ là vài ví dụ cho thấy, trong đời sống vẫn còn nhiều người phạm tội do thiếu hiểu biết, không nắm được các quy định của pháp luật.

Trước tình hình trên, thời gian qua, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp, chính sách nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân. Tuy nhiên, việc này lại tuỳ thuộc nhiều vào từng cá nhân. Chỉ khi mỗi người nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động cập nhật thông tin, chủ động tìm hiểu về các quy định của pháp luật thì khi đó họ mới điều chỉnh được hành vi.

Pháp luật được ban hành là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự, củng cố và phát triển chúng theo những định hướng mong muốn nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định, trong đó có mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Và điều đó chỉ có thể đạt được khi những chỉ dẫn, mệnh lệnh của các quy định trong pháp luật được nằm lòng trong mỗi cá nhân từ đó điều chỉnh hành vi, thi hành có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Nguyễn Thanh và nhóm PV, BTV