Một rừng sâm quý Ngọc Linh 140 ha được ươm trồng “bí mật” trong suốt 13 năm qua
hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên giữa rừng già nguyên sinh vừa được công bố.
TIN BÀI KHÁC
Sao Việt 'phản' lại chính mình
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ chìm tàu Dìn Ký
Dọn nhà mới, lượm được tiền tỷ
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ chìm tàu Dìn Ký
Dọn nhà mới, lượm được tiền tỷ
Theo VTV, rừng sâm này, được trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, nơi có
độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển.
Với 140 ha sâm Ngọc Linh, mỗi ha cho sản lượng ít nhất 1 tấn sâm, theo giá thị
trường hiện nay có thể thu về 50 tỷ đồng.
VTV dẫn lời ông Trần Hoàn, chủ tịch HĐQT-TGĐ Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum
cho biết: “Có thời điểm chúng tôi phải mua đến 50 triệu đồng/kg sâm, trong khi
tỉ lệ sống của nó chỉ đạt từ 30-40%. Hàng chục năm nay, chúng tôi đã rải người
đi khắp các xã thuộc địa bàn có sâm. Khi dân kiếm được thì chúng tôi thu mua rồi
lại mang lên rừng”.
Rừng sâm quý |
Với việc công bố vườn sâm 140 ha, bài toán về giống, khó khăn lớn nhất trong
chiến lược nhân rộng loài dược liệu quý này đã được giải quyết. Riêng trong năm
nay, vườn sâm Ngọc Linh 140 ha sẽ cung cấp 1 triệu cây giống, tương đương với 20
ha trồng mới.
Chính phủ cũng đã có chủ trương đưa sâm Ngọc Linh thành 3 sản phẩm dược liệu
quốc gia. Tuy nhiên, chỉ khi vườn sâm “bí mật” 140 ha được công bố, thì hướng
phát triển bền vững cho người dân địa phương thông qua loài dược liệu này mới
trở nên thực sự khả thi. Dự kiến, sâm Ngọc Linh sẽ được cung cấp ra thị trường
từ cuối năm nay.
Được biết, sâm Ngọc Linh là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm, chỉ riêng có ở vùng
núi cực cao thuộc một ít huyện của Kon Tum và Quảng Nam trong sơn hệ Ngọc Linh (có
đỉnh cao 2.598m). Cây sâm Ngọc Linh đã sớm cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng do bị săn lùng ráo riết sau ngày được phát hiện (1973). Sâm Ngọc Linh được
xếp đầu bảng trong Sách đỏ thực vật Việt Nam (1994).
Nỗ lực cứu cây sâm quý, từ những năm 1990, ngành chức năng ở Quảng Nam, Kon Tum
đã lập những chốt điểm trồng sâm di thực ở quanh núi Ngọc Linh, vốn có độ cao và
những điều kiện phù hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh.
Vượt qua hàng loạt những khó khăn, từ cơ chế tổ chức - chốt trồng sâm di thực ở
cao điểm xa xôi, hẻo hút, đến mò mẫm kiếm tìm kỹ thuật nhân trồng, chăm sóc,
cuối cùng, hơn mười năm nay Trại Dược liệu Trà Linh - thuộc Công ty Dược Quảng
Nam, đã không chỉ bảo tồn được nguồn gen mà còn phát triển sâm Ngọc Linh thành
cây trồng kinh tế. Từ năm 2008, công ty đã có sản phẩm sâm Ngọc Linh bán ra thị
trường.
Từ 5 năm nay, một số cư dân Ngọc Linh – những người Xơ-đăng bản địa ở huyện Nam
Trà My (Quảng Nam) và huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), đã mở được mùa vàng của cây
sâm quý. Nhiều chủ hộ ở Trà Linh (Nam Trà My) ngoài việc bán củ sâm (từ 5 đến 7
tuổi) còn có thu nhập thêm từ bán cây sâm giống cho bà con trong vùng, cả cho cư
dân vùng Tu Mơ Rông.
(Theo Bee.net)