Các nhà khoa học Việt Nam đã ứng dụng công nghệ tổng hợp gen để tạo ra thành phẩm vắc-xin phòng ngừa virus cúm A/H5N1. Việt Nam đã được các nhà khoa học về vắc-xin hàng đầu thế giới từ Đại học Bristol (Anh) chính thức chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin hiện đại bậc nhất thế giới từ năm 2019.
Hiện, công nghệ này đang được hơn 1.000 phòng thí nghiệm và hầu hết các hãng vắc-xin lớn ứng dụng. Trước mắt công nghệ này sẽ được sử dụng để sản xuất vắc-xin phòng ngừa cúm đại dịch (cúm gia cầm A/H5N1).
Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ tổng hợp gen để tạo ra thành phẩm vắc-xin phòng ngừa virus cúm A/H5N1. Ảnh Duy Khánh |
Với vắc-xin truyền thống dựa trên quá trình phân lập chủng virus, các nhà khoa học sẽ phải nuôi cấy tế bào thận khỉ, trứng gà nhưng công nghệ mang tính đột phá này cho phép tổng hợp gen để tạo ra thành phẩm vắc-xin trong thời gian ngắn. Khi xảy ra dịch cúm, làm thế nào phải đạt mục tiêu vắc-xin sản xuất nhanh nhất, số lượng lớn nhất và giá thành thấp nhất, công nghệ mới này sẽ đáp ứng được các tiêu chí này
Bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 thể độc lực cao là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm và đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng. Nếu Việt Nam chủ động trong việc sản xuất vắc-xin dại bằng công nghệ cao, người dân sẽ được sử dụng vắc-xin chất lượng tốt với giá thành rẻ.
Năm 2005, trên thế giới và Việt Nam xuất hiện cúm A/H5N1. Dịch cúm A/H5N1 lan truyền, đe dọa sinh mạng con người, trong khi thế giới chưa có vắc-xin ngừa bệnh. Tại Việt Nam, trong vòng 3 năm (2003 - 2005), dịch cúm A/H5N1 đã xâm nhập 50% số tỉnh, thành phố khiến cho hơn 50 triệu gia cầm bị tiêu hủy, 93 người mắc bệnh, trong đó có 42 trường hợp tử vong.
Duy Khánh