Ankiti Bose năm nay 27 tuổi, là một người nghiện thời trang và hiện là người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên đồng sáng lập công ty khởi nghiệp trị giá 1 tỷ USD. Trong bốn năm ngắn ngủi, cô đã phát triển trang thương mại điện tử Zilingo của mình thành một nền tảng toàn cầu với hơn 7 triệu người dùng hoạt động. Khoản đầu tư mới nhất của start-up vào tháng 2 năm 2019 đã định giá doanh nghiệp ở mức 970 triệu đô la.

Mọi chuyện bắt đầu với một chuyến đi mua sắm ở Thái Lan

“Đó là năm 2014, khi tôi đang đi nghỉ với một số bạn bè và đồng nghiệp cũ thân thiết ở Bangkok”, Bose nói với CNBC Make It. Chúng tôi đã “quần thảo” chợ Chatuchak (chợ đêm mang tính biểu tượng ở thủ đô của Thái Lan), cô nói. Với hơn 15.000 quầy hàng và khoảng 11.500 thương nhân độc lập, đây là chợ đêm cuối tuần lớn nhất thế giới.

Tôi đã thốt lên: ‘wow, những mặt hàng này nên được bán trực tuyến!’ Nhưng họ không biết làm thế nào. Đó là sự khởi đầu, nữ CEO cho biết.

Zilingo có trụ sở tại Singapore, chuyên giúp các nhà bán lẻ thời trang bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

{keywords}
Ankiti Bose 

Thành lập một đế chế thời trang

Bose khi đó là nhà phân tích đầu tư 23 tuổi làm việc cho công ty đầu tư mạo hiểm lớn Sequoia Capital tại quê hương Ấn Độ. Công ty cô làm việc có trụ sở tại trung tâm công nghệ của đất nước, Bangalore. Dó đó, cô đã theo sát sự phát triển và trỗi dậy của các tên tuổi thương mại điện tử lớn như Amazon của Mỹ, Alibaba của Trung Quốc và Flipkart của Ấn Độ. Nhưng cô phát hiện ra rằng các nhà buôn nhỏ ở Đông Nam Á chưa được tham gia vào “sân chơi” này.

Đông Nam Á đại diện cho một trong những trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, nhưng nhiều nhà sản xuất địa phương thiếu quy mô kinh tế để bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Do đó, họ phải dựa vào bên thứ ba là các nhà phân phối - điều này làm tổn hại đến lợi nhuận của họ.

Bose quyết định làm một cái gì đó nhằm tạo ra thị trường trực tuyến, “gom” các nhà bán lẻ độc lập trong khu vực và giúp họ bán hàng trực tuyến.

Đây là một chút ý tưởng của David và Goliath. Bose, hiện 27 tuổi, cho biết, ý nói đến câu chuyện ngụ ngôn kinh điển trong Kinh thánh, về một cậu bé đã đánh bại một gã khổng lồ. Zilingo hoạt động giống như các thị trường thương mại điện tử khác, nó cho phép các thương nhân đăng ký và tự liệt kê sản phẩm của họ. Tuy nhiên, mỗi người bán sau đó được Zilingo xem xét về tính xác thực, giá cả và một loạt số liệu khác. Nếu được chấp thuận, họ sẽ được nhận vào trang web và được cấp quyền truy cập vào các dịch vụ như hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và bảo hiểm.

Zilingo tính phí cho thương nhân một khoản hoa hồng từ 10% đến 30% cho mỗi lần bán.

{keywords}
Đội ngũ quản lý cấp cao của Zilingo, bao gồm đồng sáng lập và CEO Ankiti Bose (giữa). Ảnh: Zilingo

Biến ý tưởng thành hiện thực

“Đây là những thương nhân nhỏ chống lại các thương hiệu lớn, cũng như trung tâm thương mại và các công ty internet lớn. (Tôi đã nghĩ) làm thế nào để giúp họ trở nên mạnh hơn?”, Bose kể lại.

Vì lẽ đó, Bose, một sinh viên tốt nghiệp ngành toán và kinh tế, cho biết cô biết mình phải hiện thực hóa ý tưởng trên nền tảng tuyệt vời - công nghệ.

“Các công ty công nghệ hoạt động rất hiệu quả trong việc nhân rộng mọi thứ theo cách phi tuyến tính. Hàng trăm đại lý phân phối trên khắp châu Á đang bị rò rỉ lợi nhuận và tôi nghĩ rằng chỉ công nghệ mới có thể giải quyết điều đó”, Bose nói.

Bose sau đó đã cùng với Dhruv Kapoor, một kỹ sư phần mềm 24 tuổi, góp số tiền tiết kiệm của mình - 30.000 đô la - bỏ công việc đang làm, và thuyết phục một số ít bạn bè tin tưởng, cùng bắt đầu biến ý tưởng của họ thành hiện thực.

Ban đầu, Bose đã đi khắp Đông Nam Á để thuyết phục các nhà bán lẻ rằng Zilingo có thể giúp phát triển doanh nghiệp của họ.

Trong khi đó, Kapoor bắt tay xây dựng các nền tảng công nghệ ở Bangalore, với ý định làm cho nó dễ sử dụng như Facebook .

Đến năm sau, Zilingo - tên được đặt dựa trên một trò chơi chữ “zillion” đã đưa hàng trăm thương nhân khắp Đông Nam Á lên trang bán hàng trực tuyến, thành lập văn phòng tại Singapore và Bangalore, nhận hàng triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư, bao gồm cả chủ cũ của Bose, Sequoia Capital Ấn Độ.

Đến nay, Zilingo có sự tham gia của 27.000 thương nhân ở 15 khu vực và có hơn 500 nhân viên trên 8 quốc gia bao gồm Mỹ, Úc. Cho đến nay, công ty của cô đã nhận được 308 triệu đô la tài trợ từ các nhà đầu tư bao gồm Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDBI) và quỹ Temasek.

(Theo CNBC/ Viet Q)