Giờ đây, viễn cảnh đó có vẻ như đang tịnh tiến đến hiện thực, với các cuộc xung đột bùng lên ở cả hai vùng biên giới tranh chấp của Ấn Độ.

{keywords}
Ảnh: National Herald India

Cuộc đàm phán đầu tuần này giữa các tư lệnh Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng Ladakh đã kết thúc mà không đạt đột phá nào đáng kể. Đây là không phải lần đầu hai bên nỗ lực xoa dịu căng thẳng song phương. 

Cũng trong khoảng thời gian này, phía Ấn Độ đã phát hiện nhiều vũ khí và chất nổ, đồng thời tiêu diệt 2 nghi phạm khủng bố sau trận đấu súng kéo dài 15 giờ đồng hồ ở cách vụ đụng độ ở Ladakh 600km, phía nam Kashmir.

Ấn Độ đã trải qua 4 cuộc chiến với Trung Quốc và Pakistan kể từ khi giành được độc lập từ Anh năm 1947. Tuy nhiên, nước này chưa bao giờ phải gồng mình bảo vệ cả hai vùng biên giới cùng lúc.

Ngày nay, các quan chức quân đội Ấn Độ càng thêm lo ngại khi Trung Quốc và Pakistan có thể cùng chống lại New Delhi vào thời điểm chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang chật vật đối mặt với đại dịch Covid-19 ở trong nước.

"New Delhi rõ ràng đang hứng chịu áp lực vô cùng lớn, dù là từ Covid-19, dọc Đường Kiểm soát ở Kashmir, hay từ Trung Quốc", hãng tin Bloomberg dẫn lời giáo sư Ian Hall chuyên về quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith, Queensland, Australia. "Chúng ta đã chứng kiến các mối quan hệ với cả Islamabad và Bắc Kinh xấu đi trong vài năm qua, và kết quả là cả hai quyết định leo thang trong thời kỳ đại dịch, khi chính quyền của ông Modi đang bị kéo căng và mất tập trung".

Theo giới chuyên gia, quân đội Ấn Độ rất lớn và họ luôn trù tính sẵn các tình huống trong đầu. Dẫu vậy, sự cần thiết phải triển khai nguồn lực ở cả hai mặt trận cùng lúc sẽ khiến các lực lượng vũ trang bị phân tán sức mạnh. Do đó, ngay cả chỉ huy của quân đội Ấn Độ cũng đã lên tiếng cảnh báo, kêu gọi chính phủ hãy chuẩn bị phòng tránh điều đó.

Tướng Manoj Mukund Naravane, Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ, bình luận hồi tháng 5 rằng một nước "không lao vào chiến tranh chỉ với các lực lượng vũ trang. Nước đó còn có các cột trụ khác như ngoại giao cùng nhiều cơ quan chính phủ, sẽ tham gia để đảm bảo chúng ta không bị dồn vào đường cùng, để chúng ta phải giải quyết cả hai kẻ thù cùng lúc và với sức mạnh cao nhất".

Binh lính Ấn Độ và Trung Quốc hiện vẫn triển khai đối diện nhau dọc theo biên giới chung, ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), nơi chứng kiến căng thẳng tăng vọt hồi đầu tháng 5. Cả hai bên đã huy động hàng nghìn quân, hỏa pháo và xe tăng đến chốt giữ ở một loạt địa điểm.

Hôm 1/7, quân đội Ấn Độ cho biết, các cuộc đàm phán quân sự và ngoại giao đã được lên kế hoạch để "đảm bảo hòa bình và yên tĩnh" sau khi các cuộc họp cấp quân sự với Trung Quốc kết thúc mà không đạt được kết quả rõ ràng nào. Ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên rằng, Trung Quốc hy vọng hai bên sẽ "duy trì liên lạc sát sao thông qua các kênh quân sự và ngoại giao, xoa dịu tình hình, hạ bớt nhiệt độ dọc biên giới".

{keywords}
Chiến cơ Ấn Độ trên bầu trời vùng Leh thuộc Ladakh. Ảnh: Bloomberg

Cùng lúc đó, Đường Kiểm soát dài 742km giữa Ấn Độ và Pakistan cũng căng thẳng không kém. Lính Ấn Độ thường xuyên bị bắn qua biên giới và thực hiện các chiến dịch chống khủng bố.

Quân đội Ấn Độ thông báo đã tiêu diệt 127 "tên khủng bố" trong 6 tháng đầu năm 2020, tăng 30% so với một năm trước. Theo một quan chức an ninh cấp cao giấu tên, các vụ nổ súng qua biên giới được Ấn Độ ghi lại trong năm 2020 nhiều gấp đôi so với trong năm 2019.

Trong một thông báo ngày 1/7, Bộ Ngoại giao ở Islamabad quy trách nhiệm cho Delhi về hơn 1.500 "vụ vi phạm ngừng bắn", bao gồm thương vong cho dân thường ở phía Kashmir do Pakistan kiểm soát, trong năm nay.

Theo Bloomberg, một số đội quân thường đến Jammu & Kashmir để tăng viện cho các chiến dịch chống quân nổi dậy dọc biên giới với Pakistan vào mùa hè, giờ đã được Delhi điều tới biên giới Ấn - Trung.

"Quân đội Ấn Độ là một lực lượng chuyên nghiệp, được tổ chức, trang bị, huấn luyện, rèn giũa và có động lực để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được giao, dù trong hay ngoài nước", phát ngôn viên Lục quân Ấn Độ, đại tá Aman Anand, khẳng định.  

Vipin Narang, Phó giáo sư về khoa học chính trị tại MIT và là tác giả cuốn "Chiến lược Hạt nhân Thời Hiện đại: Các cường quốc khu vực và Xung đột quốc tế", thừa nhận rất khó chứng minh có sự phối hợp giữa Pakistan và Trung Quốc nhằm khiến cho các khu vực biên giới phía tây và phía bắc của Ấn Độ sôi sục cùng lúc, nhưng không loại trừ khả năng này.

"Cảm giác của tôi là Pakistan có thể cảm thấy nước này cần phải thể hiện quyết tâm trong nước và với Ấn Độ ở Jammu & Kashmir", sau khi Ấn Độ thay đổi vị thế hiến pháp của tỉnh này hồi tháng 8 năm ngoái, ông Narang nói. Cũng có thể Islamabad đang "tận dụng cơ hội Ấn Độ đang phân tâm và tập trung vào LAC".

Vậy Ấn Độ có những lựa chọn nào sau vụ đụng độ chết chóc ngày 15/6? Nước này biết rõ là không thể tấn công Trung Quốc nên sẽ "quay sang Pakistan - một đối tác nhỏ hơn của Trung Quốc - làm điều gì đó nhằm thể hiện sức mạnh", Mahmud Durrani, một cố vấn an ninh quốc gia và tướng về hưu ở Pakistan, nhận định. Ông chỉ ra rằng "một sự kết nối các chuyển động chiến lược giữa Trung Quốc và Pakistan" cũng là "một khả năng".

Nhưng dù điều gì đang xảy ra, theo Vipin Narang, sự thật là Ấn Độ đang phải trải qua một mùa hè căng thẳng ở cả hai vùng biên giới tranh chấp.

Thanh Hảo

Uy lực pháo tự hành Trung Quốc điều tới gần biên giới Ấn Độ

Uy lực pháo tự hành Trung Quốc điều tới gần biên giới Ấn Độ

Theo báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng, Trung Quốc tháng trước đã điều động nhiều pháo tự hành PCL-181 do nước này chế tạo tới vùng núi Himalaya, gần nơi tranh chấp với Ấn Độ.

Ấn Độ cảnh báo Trung Quốc về "những hậu quả"

Ấn Độ cảnh báo Trung Quốc về "những hậu quả"

Chính phủ Ấn Độ cảnh báo Trung Quốc rằng việc không thực thi những ghi nhớ về Đường Kiểm soát thực tế (LAC) sẽ gây ra hậu quả vì tiếp diễn tình hình hiện tại sẽ tác động tiêu cực đến quan hệ song phương.