Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số quốc gia; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Triển khai mô hình "Giáo dục đại học số"

Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là đến năm 2025 là hoàn thiện mô hình “Giáo dục đại học số” và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia thí điểm triển khai mô hình.

Đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

Cùng đó, 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến THPT có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thiện và mở rộng triển khai mô hình "Giáo dục đại học số" tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trong toàn quốc.

Đào tạo được 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số. 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

{keywords}
Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án triển khai thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ gồm: Nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số; nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số.

Trong đó, Đề án sẽ xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thí điểm mô hình "Giáo dục đại học số" tại một số trường đại học phù hợp; xây dựng, ban hành bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học.

Tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành công nghệ số như công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tài chính số, kinh doanh số, truyền thông số,...

Tổ chức đào tạo bổ sung, cập nhật các kiến thức, kỹ năng số cho giảng viên đại học, nhất là giảng viên các chuyên ngành kinh tế và xã hội.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đại học ở các lĩnh vực, ngành, nghề mở thêm chuyên ngành đào tạo hoặc cập nhật, bổ sung nội dung đào tạo về chuyển đổi số trong lĩnh vực, ngành nghề của mình. Đổi mới chương trình đào tạo và tăng chỉ tiêu đào tạo với các ngành công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ.

Sẽ xây dựng và triển khai chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông

Đề án cũng nhắc đến các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số thông qua chương trình STEM/STEAM. Cụ thể, tổ chức đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT về phương pháp STEM/STEAM.

Cùng đó, xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông với lộ trình triển khai cụ thể. Trong đó, ưu tiên triển khai thí điểm ở các thành phố trực thuộc trung ương và một số địa phương trước khi nhân rộng quy mô toàn quốc…

Quyết định về Đề án này có hiệu lực từ ngày 28/1/2022.

Thanh Hùng

Những kỹ sư muốn rút ngắn đường ra thế giới cho trẻ em Việt Nam

Những kỹ sư muốn rút ngắn đường ra thế giới cho trẻ em Việt Nam

Với khát vọng rút ngắn con đường đi đến thành công cho trẻ em mà chúng không cần phải tới bất kỳ đâu trên thế giới, TS Hùng Trần cùng nhiều kỹ sư công nghệ người Việt đã cùng hội tụ để dạy lập trình trực tuyến miễn phí cho trẻ.

Hệ sinh thái cho Đại học số tại PTIT đã bước đầu được hình thành

Hệ sinh thái cho Đại học số tại PTIT đã bước đầu được hình thành

Các hoạt động chuyển đổi số giáo dục, dần hình thành một hệ sinh thái cho Đại học số đang tiếp tục được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đẩy mạnh. Nhiều hoạt động của nhà trường đã được chuyển lên môi trường số.