- Trong năm 2013, hàng loạt quy định, thông tư được đưa ra đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận. Nhiều quy định đã “phá sản” khi thực thi hoặc thiếu khả thi khi đi vào thực tế.

Phạt người đội mũ bảo hiểm rởm

Dư luận năm qua được một phen xôn xao với Thông tư liên tịch số 06 giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Giao thông Vận tải ký ngày 28/2, trong đó cho phép các lực lượng chức năng xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, sau khi có ý kiến nhiều chiều từ dư luận và các chuyên gia, Bộ Tư pháp đã lên tiếng khẳng định, Thông tư 06 phải tạm dừng và chưa thể có hiệu lực từ ngày 15/4 như dự kiến vì căn cứ xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm là thiếu thuyết phục. Hiện việc quản lý nhà nước từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, bán mũ bảo hiểm chưa tốt. Nhiều loại mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm, mũ giả, mũ không đúng tiêu chuẩn... người dân rất khó phát hiện, phân biệt, thậm chí là rất khó đối với cả lực lượng cảnh sát giao thông.

{keywords} 

Cấm trà đá vỉa hè bán thuốc lá

Nghị định 67/2013/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ 15/8, với nội dung đáng chú ý là các quán trà đá vỉa hè, khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim và các nơi công cộng khác sẽ không được bán thuốc lá. Bởi theo quy định, muốn kinh doanh, bán lẻ thuốc lá phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá, có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 3m2 trở lên...

Tuy nhiên, nghị định này khó có thể được hiện thực hóa bởi sẽ khó mà tìm được một hàng quán vỉa hè nào ở các tỉnh, thành tại Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh như vậy.

{keywords} 

Quan tài không được dùng nắp kính

Một quy định khá kỳ quặc nữa trong Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ VH,TT&DL chủ trì soạn thảo là “linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” với lập luận “để tránh việc nhìn vào thi thể đã để mấy ngày, tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ”.

Song, ngay lập tức, quy định này đã bị dư luận phản đối bởi một việc làm rất riêng tư, truyền thống và thiêng liêng liên quan đến quyền được nhìn mặt lần cuối người đã khuất, lại được đưa vào khuôn khổ pháp luật. Và rốt cục, văn bản này cũng bị cơ quan chức năng kiến nghị hủy bỏ.

Cấm cho, tặng ngoại tệ

{keywords} 

Nhiều người cũng hoảng hốt với dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Điểm nổi bật của dự thảo này phải kể đến quy định dự kiến cấm cá nhân cho - tặng ngoại tệ lẫn nhau và cấm người nước ngoài gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sau một tuần lấy ý kiến và nhận quá nhiều ý kiến phản đối, ngày 6/11, Ngân hàng Nhà nước lại thừa nhận quyền cho, tặng ngoại tệ tiền mặt của các cá nhân.

Thu phí bảo trì đường bộ

{keywords} 

Theo phương án thu phí bảo trì ddường bộ của Bộ GTVT, được Bộ Tài chính ra Thông tư hướng dẫn, thì xe ô tô thu qua đăng kiểm, riêng với xe máy sẽ thu qua UBND xã, phường, thị trấn. Cụ thể, từ 1/1/2013, xe máy sẽ nộp từ 50.000 đến 150.000 đồng/năm tùy chủng loại xe. UBND cấp tỉnh, thành sẽ quyết định mức thu phù hợp với tình hình địa phương.

Tuy nhiên, quy định này khiến người dân vô cùng bức xúc vì nó gây ra tình trạng "phí chồng phí". Trong thực tế, các trạm thu phí BOT và trạm bán chuyển trên cả nước vẫn hoạt động và thu phí bình thường, vì vậy, các chủ phương tiện dù đã nộp phí bảo trì đường bộ nhưng họ vẫn phải trả phí khi đi qua đường có các loại trạm này.

Thu phí giao dịch ATM nội mạng

{keywords} 

Theo kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, từ 1/3 năm nay, các ngân hàng phát hành được phép thu phí giao dịch tại ATM đối với chính khách hàng của mình (thu phí nội mạng). Theo đó, mức phí áp dụng tối đa cho một giao dịch rút tiền nội mạng trong năm 2013 là 1.000 đồng, tiếp đó tăng dần lên 2.000 đồng vào năm 2014 và lên 3.000 đồng từ năm 2015 trở đi.

Song đa số người sử dụng thẻ đều cho rằng, việc thu phí giao dịch ATM nội mạng là không hợp lý, vì thực tế các ngân hàng đã thu khá nhiều khoản phí từ dịch vụ này và chúng đủ bù cho hoạt động đầu tư, mở rộng, bảo trì mạng lưới.

Đánh thuế tiền gửi tiết kiệm

{keywords} 

Thu nhập từ các khoản tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên cần được đánh thuế nhằm thúc đẩy dòng vốn từ ngân hàng chảy vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đó là nội dung kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đưa ra ngày 28/2. Hiệp hội này quan điểm những người có tiền gửi ngân hàng, những người mua trái phiếu, kỳ phiếu là những đối tượng có thu nhập khá trở lên và cần thiết phải đánh thuế để bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách, khuyến khích đầu tư.

Song, nhiều chuyên gia cho rằng kiến nghị trên không khách quan và có chủ đích muốn nắn dòng tiền chảy vào bất động sản.

Hạnh Nguyên (tổng hợp)