-Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, khi trình dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ đề nghị đưa danh mục 32 luật cần sửa vào phụ lục, sau đó đưa nội dung sửa đổi 32 luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian tới.

Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới dự án Luật Quy hoạch.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Về các phương án đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật liên quan tới dự án Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết qua rà soát có tới 44 luật liên quan, trong đó có 12 luật đang trong quá trình sửa đổi. Trong số 32 luật còn lại, có 28 luật cần chỉnh sửa một số điều và 4 luật (Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị) cần sửa nhiều hơn.

Theo phương án 1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị trước mắt sửa 28 luật, 4 luật còn lại sửa sau. Theo phương án 2, cần lùi lại thời gian để sửa cùng lúc 32 luật.

Kết luận vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị theo phương án 2, theo đó khi trình dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ đề nghị đưa danh mục 32 luật cần sửa vào phụ lục, sau đó đưa nội dung sửa đổi 32 luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian tới.

Thủ tướng nêu rõ, tại kỳ họp bắt đầu từ ngày 22/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận nhiều báo cáo và các dự luật. Chính vì vậy, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành phối hợp chặt chẽ chuẩn bị các báo cáo, tờ trình liên quan, không để chậm trễ.

Liên quan đến vấn đề này, mâu thuẫn quan điểm khi Dự án luật Quy hoạch được trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần được nêu ra, thậm chí được coi là “nói ngược”, mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý với các nội dung đã chỉnh lý để đưa ra xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) trong lần thảo luận gần đây nhất về khái niệm tích hợp quy hoạch, danh mục các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch sử dụng biển quốc gia.

Về vấn đề thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất, Thủ tướng chỉ đạo bổ sung quy định Bộ TN&MT là thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất an ninh cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng cấp quốc gia. Thủ tướng cũng xác định Bộ TN&MT phải là cơ quan tham gia Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.

Về quy hoạch xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo giải trình các nội dung chỉnh lý dự thảo luật mà Bộ KH&ĐT chủ trì soạn thảo theo hướng kế thừa, tích hợp đồng bộ nội dung quy hoạch xây dựng vùng vào Quy hoạch vùng, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vào quy hoạch tỉnh.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch xây dựng vùng cũng được ấn định phải thực hiện theo quy định của luật Xây dựng và pháp luật về xây dựng khác có liên quan. Quy định về việc quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được yêu cầu bổ sung điều khoản quy định “thực hiện theo pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị”.

Hồng Khanh

Luật Quy hoạch: Không cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối

Luật Quy hoạch: Không cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông khẳng định: Luật Quy hoạch ra đời sẽ có bản quy hoạch tổng hợp mang tầm cỡ quốc gia và sẽ không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối cả.

Dự án Luật Quy hoạch: Phân định việc các Bộ trưởng ‘nói ngược’

Dự án Luật Quy hoạch: Phân định việc các Bộ trưởng ‘nói ngược’

Mâu thuẫn quan điểm khi Dự án luật Quy hoạch được trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nhiều lần được nêu ra, thậm chí được coi là “nói ngược”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Luật quy hoạch và "những con số ghê răng"

Luật quy hoạch và "những con số ghê răng"

Những con số này nói lên rằng hàng nghìn tỷ chi cho quy hoạch từ ngân sách nhưng hiệu quả chẳng góp được là mấy cho điều hành nền kinh tế thị trường. Những con số đó luôn tạo ra cảm giác "ghê răng".