Tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm được lây từ người sang người dẫn đến dịch tay chân miệng do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện đặc trưng của bệnh đó là khiến vùng da bị tổn thương, vùng niêm mạc tồn tại dưới dạng phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lòng bàn tay, bàn chân.

    Đường lây nhiễm chính của tay chân miệng qua hệ tiêu hóa từ tuyến nước bọt hay phân của trẻ nhiễm bệnh. Vì vậy, những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao và phát triển thành ổ dịch như là mẫu giáo, nhà trẻ,... 

    Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng là do virus thuộc họ virus đường ruột, điển hình là hai nhóm tác nhân Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây được coi là virus có sức sống mãnh liệt và dai dẳng, sống được trong khoảng nhiệt rất rộng (từ rất lạnh đến rất nóng). 

    Virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút. Với điều kiện nhiệt độ lạnh - 40 độ C, virus sẽ sống được đến 3 tuần ở môi trường bên ngoài. Trong đó, những môi trường sinh hoạt chung thường là nơi tập trung của virus như đồ dùng ăn uống, mặt bàn, đồ chơi chung, ghế,....

    Trẻ lớn hơn và người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ sẽ thấp hơn đáng kể.

    Giai đoạn ủ bệnh 
    Trong giai đoạn ủ bệnh, trẻ không có nhiều biểu hiện về bệnh, bé vẫn sinh hoạt một cách bình thường. Thời gian của giai đoạn này kéo dài từ 3 đến 7 ngày. 

    Giai đoạn khởi phát của bệnh tay chân miệng
    Giai đoạn khởi phát diễn ra trong vòng 1 đến 2 ngày với biểu hiện cụ thể của trẻ bao gồm đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy,...

    Giai đoạn toàn phát
    Toàn phát là giai đoạn mà những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nên rõ ràng hơn. Điển hình là những biểu hiện:

    Viêm loét miệng là dấu hiệu thường thấy của trẻ bị tay chân miệng. Loét miệng được phát hiện nhiều nhất tại hầu họng (gần lưỡi gà), niêm mạc vùng má, môi, lưỡi. Số lượng bắt đầu từ 1 đến vài vết loét trong miệng, kích cỡ từ 2 - 3 mm. Viêm loét miệng làm cho trẻ khó ăn, bỏ ăn, bỏ bú và tăng tiết nước bọt;

    Sốt: Đa số trẻ chỉ bị sốt nhẹ trong nhiệt độ từ 37,5 đến 38 độ C. Trường hợp trẻ sốt cao đến 39 - 40 độ C trong vòng 2 ngày trở lên, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để điều trị. Vì đây có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng;

    Phát ban trên da dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. Ban thường tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn (khoảng dưới 7 ngày). Sau đó những vết phỏng có thể để lại thâm, không để sẹo và hiếm khi bị loét hoặc bội nhiễm.

    Bộ Y tế: Trẻ mắc tay chân miệng phải cách ly 10 ngày

    Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, nhất là ở cơ sở giáo dục. Bộ Y tế khuyến cáo trẻ nhiễm bệnh phải cách ly 10 ngày.

    Thuốc tay chân miệng về đến TP.HCM sau hơn 2 năm khan hiếm

    Sau hơn 2 năm khan hiếm thuốc và 5 tháng làm thủ tục nhập khẩu, loại thuốc quan trọng để điều trị tay chân miệng đã về đến các bệnh viện ở TP.HCM.

    Bé trai Hà Nội đột ngột chuyển nặng sau 1 ngày vào viện vì bệnh tay chân miệng

    Bé trai ở Hà Nội bất ngờ có dấu hiệu chuyển nặng của tay chân miệng, tăng huyết áp, phải thở máy ngay.

    80% trẻ mắc tay chân miệng từ tỉnh đổ về, TP.HCM thiếu thuốc thiết yếu

    Mỗi ngày, TP.HCM phải dùng khoảng 200 lọ IVIG cho trẻ mắc tay chân miệng trong khi các bệnh viện chỉ còn 2.400 lọ. Đáng ngại, đến cuối tháng 8 mới có đợt thuốc IVIG nhập khẩu tiếp theo với số lượng hạn chế.

    Tay chân miệng căng thẳng: Bác sĩ ám ảnh nhớ lại trận dịch 12 năm trước

    Nhiều nét tương đồng của dịch bệnh tay chân miệng năm nay khiến các bác sĩ ở TP.HCM nhớ về trận dịch 12 năm trước. Khi đó, EV71 cũng là tác nhân chính, bác sĩ trắng đêm chăm sóc hàng trăm trẻ. Có lúc, 100% ca tay chân miệng độ 4 đều tử vong.

    Tay chân miệng vào đỉnh dịch, bệnh nhân phải nằm ghép, bác sĩ tăng ca ngày đêm

    Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đang căng mình khắp các khoa phòng khi tay chân miệng tiến sát đỉnh dịch. Bệnh viện đã phải mở rộng thêm phòng bệnh, bác sĩ tăng ca, tăng người làm. Trong phòng cấp cứu, trẻ cũng phải nằm ghép.

    Bé trai 21 tháng tử vong nghi do tay chân miệng

    Lần đầu tiên tỉnh Phú Yên ghi nhận có trường hợp bé trai 21 tháng tuổi, tử vong nghi do bị bệnh tay chân miệng.

    Bộ Y tế: 40% trẻ mắc tay chân miệng do chủng virus nguy hiểm

    Số ca mắc tay chân miệng liên tục gia tăng, mỗi tuần có 350 trẻ nhập viện điều trị và tỷ lệ do chủng EV71 dễ gây biến chứng chiếm 40%.

    Số ca tay chân miệng tăng mạnh, Bộ Y tế thành lập 7 đoàn giám sát

    Dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp trong bối cảnh số ca mắc tại các địa phương đang tăng, hơn 50% mẫu bệnh phẩm tay chân miệng là chủng Enterovirus 71 (EV71) có độc lực cao.

    Nhiều trẻ đã tử vong, 6 điều cần nhớ để tránh mắc tay chân miệng

    Ở phía Nam, hơn 11.000 trường hợp đã mắc tay chân miệng và có ít nhất 7 trẻ tử vong. Nhiều bệnh nhi được đưa đến viện khi đã trụy tim mạch hoặc biến chứng lên hệ thần kinh.

    7 trẻ đã tử vong, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ lây tay chân miệng từ người lớn

    Từ đầu năm đến nay, 7 trẻ đã tử vong vì tay chân miệng ở phía Nam. Ngành y tế xác định người lớn có thể là “người lành mang trùng” khiến trẻ nhỏ mắc bệnh mà không hay biết.

    Hơn 1.200 trẻ nhập viện ở Hà Nội vì tay chân miệng, nhiều bé đã viêm não

    Thấy con sốt cao, quấy khóc, chảy dãi, ăn uống kém, mẹ bé Q. nghĩ con sốt mọc răng nên không đưa đi khám. Hai ngày sau, bé giật mình, đi khám bác sĩ chẩn đoán mắc tay chân miệng biến chứng viêm não.

    Thuốc trị tay chân miệng nặng đang khan hiếm trên toàn cầu

    Các bệnh viện nhi tuyến cuối ở TP.HCM phải dùng tiết kiệm Gamma Globulin (dành cho bệnh tay chân miệng nặng) trong bối cảnh nguồn cung thuốc này khan hiếm trên toàn cầu.

    Hơn 10 trẻ nguy kịch trong tuần, Bộ Y tế vào TP.HCM giám sát bệnh tay chân miệng

    Hơn 9.000 ca mắc, 4 người tử vong và liên tiếp những ca bệnh tay chân miệng trở nặng được ghi nhận ở phía Nam. Lãnh đạo Bộ Y tế dự kiến sẽ có mặt ở TP.HCM trong ngày 22/6 để kiểm tra tình hình.

    Hơn 9.000 ca mắc, 4 trẻ tử vong, phía Nam căng thẳng vì tay chân miệng

    Các trường hợp tử vong vì tay chân miệng ở phía Nam đều dương tính với EV71. Các em được chuyển lên TP.HCM điều trị ở mức độ nặng nhất và không qua khỏi.

    Dấu hiệu dễ bị bỏ sót khi trẻ mắc tay chân miệng

    Nhiều trẻ mắc bệnh nhưng không nổi bóng nước ở tay chân trước tiên mà xuất hiện tại cổ họng. Vì thế, trẻ bỏ ăn và chảy nước miếng.

    Dấu hiệu khi mắc tay chân miệng cảnh báo trẻ cần nhập viện khẩn

    Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm não, thậm chí dẫn tới tử vong.

    Sau một năm, hai người mẹ lại gặp nhau ở viện vì con tái mắc tay chân miệng

    Hai năm liền, chị Yến (ở Bình Dương) và chị My (trú tại TP.HCM) đều gặp nhau tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì chăm con mắc tay chân miệng.

    Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

    Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

    Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

    Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.