Thiếu tướng, Phó giáo sư Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175, cho biết chuyến bay thử nghiệm sân đỗ trực thăng do bệnh viện phối hợp với Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không Không quân tổ chức. Bệnh viện kết hợp huấn luyện tổ cấp cứu đường không vận chuyển bệnh nhân từ trực thăng xuống sân đỗ và chuyển đến khu điều trị.

Bác sĩ Diệp Hồng Kháng, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết trước đây trực thăng chở bệnh nhân cấp cứu từ đảo Trường Sa về phải đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhật, bệnh viện điều xe cấp cứu ra đón. Bệnh nhân phải chịu nhiều lần vận chuyển lên xuống trực thăng, lên xe, tốn thời gian di chuyển.

{keywords}
Trực thăng Mi-171 hạ cánh xuống sàn đáp trên nóc bệnh viện

"Bệnh viện có sân bay trực thăng sẽ giúp rút ngắn thời gian cứu sống bệnh nhân, tăng hiệu quả điều trị, thuận tiện cho nhân viên y tế trong công tác cấp cứu", bác sĩ Kháng nói. Viện Chấn thương chỉnh hình nằm trong khuôn viên của Bệnh viện Quân y 175 khởi công từ tháng 5-2015, sắp đi vào hoạt động. Viện có quy mô 500 giường bệnh, hai khối nhà cao 9 tầng, bên trên có sân đỗ trực thăng.

{keywords}
Huấn luyện chuyển bệnh nhân từ máy bay xuống sân băng cấp cứu. Ảnh: CAND

Mi-171 là phiên bản nâng cấp nhẹ của Mi-8/Mi17 dùng để xuất khẩu. Loại máy bay được sản xuất ở hai nhà máy ở Kazan và Ulan-Ude. Mi-171 là loại máy bay trực thăng vận tải hai động cơ cỡ trung bình và cũng có thể lắp thêm vũ khí vào để thành trực thăng vũ trang hạng nhẹ. Đây chính là dòng trực thăng thành công nhất của Nga với vài ngàn chiếc được sản xuất và sử dụng trong hàng chục quốc gia.

Không quân Việt Nam nhận lại hàng loạt tiêm kích Su-27

Không quân Việt Nam nhận lại hàng loạt tiêm kích Su-27

Các tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng Su-27 Flanker của Trung đoàn không quân 925 hiện đang được tích cực đại tu, sửa chữa lớn để sớm quay lại trực chiến.

Theo An ninh thủ đô