Chúng ta đã và đang giúp cho nhiều quốc gia thiếu lương thực có cái ăn. Nhưng đồng thời cũng làm phá giá nhiều mặt hàng nông sản làm thiệt hại cho chính chúng ta và các nước xuất khẩu nông sản khác.

5 ông bộ quản một con sông

Chúng ta thiếu doanh nhân có dũng khí

Từ cường quốc đến... vỡ trận

Đồng Tháp là một tỉnh có sản lượng lúa đứng thứ 2 trên toàn quốc. Ngoài ra sản lượng cá tra, cá basa nuôi trong tỉnh rất lớn, thuộc top đầu các tỉnh ĐBSCL.

Là tỉnh có lợi thế đặc biệt của thiên nhiên ưu đãi song cho đến nay Đồng Tháp vẫn phải nhờ Trung ương "chi viện" ngân sách hàng năm khoảng 4.000 tỷ  đồng!

Vậy tại sao Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL không biết phát huy các lợi thế?

Tránh 'kinh tế phong trào'

Tiến sĩ Nguyễn Tấn Anh, Giám đốc tổ chức UNESCO TP.HCM, là chuyên gia của Liên hiệp quốc về phát triển nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á:

Việc đầu tiên là phải tái cơ  cấu lại "cái đầu" của chúng ta, và  tái cơ cấu lại các mối liên kết sản xuất và kinh doanh.

Chúng ta cần thay đổi nhận thức lấy sản phẩm NN làm "lợi thế chính trị" chuyển sang lợi thế thị trường. Phải biết rằng nhiều nước trên thế giới nền sản xuất NN tiên tiến và mạnh hơn chúng ta nhiều nhưng họ chú trọng giá  trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm gạo.

Chính phủ cần nghiên cứu để có dự báo nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước chí ít 50 năm tới để đảm bảo an ninh lương thực và có chiến lược quy hoạch phát triển nền sản xuất NN. Xác định các mặt hàng NN chủ lực có lợi thế của Việt Nam, quy hoạch vùng sản xuất cho các sản phẩm có lợi thế so sánh.

Nhưng phải tránh tình trạng bắt chước, chạy theo phong trào như tình trạng phổ biến hiện nay. Đặc biệt phải tránh tư duy "lợi ích vùng" hay "lợi ích cục bộ" để chạy theo thành tích mà bất chấp quy hoạch.

{keywords}

Vịt chạy đồng ở Vĩnh Thuận - Kiên Giang

Thạc sĩ Từ Minh Thiện, Phó trưởng Ban quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM:

Nhà nước phải chuyển hẳn sang tư duy phục vụ, lấy thị trường làm định hướng để tổ chức sản xuất kinh doanh nông sản phù hợp. Phải triển khai các chính sách, các giải pháp một cách đồng bộ, "nhất quán" , khác với cứng nhắc.

Hiệu quả của nền SX NN phải bắt nguồn từ sự đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường và tìm được sự khác biệt của nông sản Việt Nam nói chung để quảng bá và tiêu thụ trên thế giới cũng như trong nước.

GS - TS Võ  Tòng Xuân: Nếu xếp theo sản lượng thì đúng là hơn 20 năm qua nông dân Việt Nam đã tiến vượt bậc trong sản xuất lúa, cao su, khoai mì, trái cây nhiệt đới, cà phê, tiêu, cá tra, tôm... Nhưng mặt khác nông dân ta lại không trồng những thứ đang phải nhập khẩu số lượng lớn là bắp và đậu nành.

Chúng ta đã và đang giúp cho nhiều quốc gia thiếu lương thực có cái ăn. Nhưng đồng thời cũng làm phá giá nhiều mặt hàng nông sản làm thiệt hại cho chính chúng ta và các nước XK nông sản khác.

Chúng ta cần phải đa dạng hóa NN chưa đừng chỉ biết chăm chăm vào cây lúa.

Ông Lê Vĩnh Tân, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp: Đồng Tháp có nhiều sản phẩm chủ lực nhưng cứ bị những cú sốc liên tục, không khá lên nổi. Nhất là từ cuối năm 2011 đến nay SX NN bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước ngày càng nặng nề.

Trước đó, từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, NN vẫn còn là thành trì hổ  trợ vững chắc cho nền kinh tế đất nước khỏi suy sụp. Nhưng đến nay NN đã suy lắm rồi.

Mặt hàng chủ lực lúa gạo bị cạnh tranh từ các nước như Ấn Độ, Myanmar dữ dội. Mặt hàng cá thì 3 năm nay thê  thảm, nhất là ở thị trường Mỹ. Cá  tra lao dốc thảm hại.

Chúng tôi đã tổng hợp tình hình chung để rút ra kết luận thế này: tất cả là  do chúng ta cứ mải mê chạy theo phong trào. Thấy cái gì làm có lãi là lập tức đầu tư ào ạt vào mà không hề căn cứ vào nhu cầu và thị trường. Đã vậy, thấy lợi thế là không chỉ người dân ở Đồng Tháp lao vào mà ở các tỉnh bạn cũng ùn ùn đổ xô vào đầu tư.

Chỉ trong thời gian ngắn mà các sản phẩm chủ lực tăng gấp 3 - 4 lần thì biết bán vào đâu cho hết?

{keywords}
Tiến sĩ Nguyễn Tấn Anh

Chìa khóa = mũi nhọn, độc đáo

Tiến sĩ Nguyễn Thị  Dung, nguyên phó khoa quan hệ thương mại quốc tế  trường Đại học ngoại thương; chuyên gia của tổ  chức Jaica (Nhật Bản):

Tính cho đến nay thì thị trường nông sản thế giới đã phát triển qua 3 giai đoạn. Mầm mống của thị trường nông sản quốc tế  hình thành khá sớm. Sớm hơn các loại hàng hóa khác, trước cả cuộc Cách mạng công nghiệp ở  nước Anh.

Đặc trưng của giai đoạn hình thành ban đầu là hàng hóa thô và sơ chế. Mua bán thì phân tán và manh mún. Mua bán chỉ một chiều và lũng đoạn giá. Nhưng chính trong giai đoạn này đã hình thành nên các mầm mống của các tập đoàn nông sản ở chấu Âu và Bắc Mỹ.

Giai đoạn tiếp theo là sau cuộc Cách mạnh công nghiệp, máy hơi nước ra đời, đã hình thành những trung tâm chế biến nông sản ở nhiều khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc trưng của giai đoạn này là mua bán trên thị trường đa chiều và tự do.

Giai đoạn thứ 3 ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầu thế kỷ  20 với sự chiến thắng tuyệt đối của Mỹ. Thời kỳ này đã hình thành nên thị trường nông sản bị lũng đoạn theo những hiệp ước, điều  ước nông sản tập thể và kéo dài cho đến vòng đàm phán Doha bị bế tắc.

Qua nhiều vòng đàm phán bị bế tắc nên chưa giải quyết được tình trạng các nước SX hàng nông sản bị biến thành nơi cung cấp nguyên liệu với giá bị lũng đoạn, có lợi cho các nhà chế biến hùng mạnh.

Cuộc khủng hoảng năm 1972 cho thấy khủng hoảng năng lượng là tâm điểm của khủng hoảng kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng này đã lan tới các trung tâm nguyên liệu nông sản trên thế  giới, tạo ra cuộc khủng hoảng cơ cấu kinh tế tòan cầu. Tất nhiên Việt Nam không thoát khỏi quỹ đạo này và bị cuốn vào cuộc khủng hoảng ngày càng khốc liệt

Trong nền chính trị thế giới người ta đã xác định ai nắm được năng lượng và khống chế được nguồn nông sản thì kẻ đó sẽ nắm được thế giới. Cuộc chiến tranh giành này đã đưa trật tự kinh tế thế giới từ 3 cực Mỹ - Nhật - EU thành 5 cực Mỹ - EU - Nhật Bản - Nga - Trung Quốc, trong đó Mỹ là trung tâm.

Cơ cấu kinh tế tòan cầu đã thay đổi sâu sắc, biểu hiện rõ nhất khủng hỏang nguyên liệu thô và nguyên liệu sơ chế, khối lượng xuất khẩu càng nhiều thì giá càng giảm. Các nước xuất khẩu nông sản thô và sơ chế bị thiệt hại nặng nề. Xu hướng chung là giá trị lợi nhuận ngày càng giảm dù khối lượng ngày càng tăng.

Nguyên nhân do tác động của các thành tựu khoa học kỹ thuật, các cuộc cách mạng xanh, cách mạng trắng đã đẩy năng suất tăng lên cao. Các nước lớn nhập khẩu như EU đã hạn chế nhập vì đẩy mạnh khả năng cung cấp... Mặt khác, hàng  nông sản rất nhạy cảm vì phụ thuộc thời tiết, ô nhiễm môi trường nên có nhiều rủi ro... và mau chóng xuống cấp, không giữ lại được lâu nên phải bán dồn dập, góp phần đẩy giá xuống thấp v.v...

Điều tiên quyết của tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu sản xuất NN nói riêng, theo tôi phải gắn chặt với thị trường, nhất là thị trường quốc tế.

Ta có thể thấy qua kinh nghiệm của Hàn Quốc. Từ một nước lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, họ đã tìm ra mũi nhọn để  đột phá, phát triển bằng biện pháp tập trung đầu tư  cho công nghiệp điện tử và ô tô. Và  họ đã thành công.

Còn ở Việt Nam chúng ta hiện nay, theo tôi, ta có thể chọn một số ngành đang có nhu cầu trên thế giới là ngành vi điện tử, vi sinh vật, năng lượng nhiệt hạch, vật liệu siêu dẫn, siêu nhẹ, siêu thông minh; công nghệ khai thác  đại dương và công nghệ chinh phục vũ trụ...

Nếu chúng ta cứ mãi mãi chạy sau người ta thì chúng ta sẽ không thoát ra được tình thế như hiện nay, mãi mãi cam phận là nước nghèo, chậm phát triển.

Trong từng lĩnh vực ta có thể chia nhỏ  ra để đi vào thị trường ngách. Vì dụ trong công nghiệp chinh phụ vũ trụ, làm cánh máy bay rất cần cánh kiến đỏ sơn chống ma sát. Bước đầu chen chân vào lĩnh vực này ta chế biến loại sơn từ cánh kiến cung cấp cho các tập đoàn chế tạo hàng đầu thế giới. Nguồn cánh kiến đỏ ở nước ta rất nhiều nếu ta quan tâm khai thác và nuôi. Đầu tư công nghệ và đào tạo nhận lực có trình độ làm việc này đi sẽ được.

Hoặc trong chế tạo hàng không họ  rất cần loại bánh máy bay làm bằng công nghệ cao. Ta có cao su rất nhiều, thuộc top đầu thế giới mà, lâu nay cứ mãi miết bán thô để bị chèn ép. Nay cứ mạnh dạn đầu tư đào tạo con người, đầu tư công nghệ cao và nghiên cứu thị trường, chế tạo ra loại lốp cung cấp cho công nghiệp hàng không.

Nước ta có thế mạnh rất nhiều sản phẩm, nhưng hãy xem nó là những nguyên liệu quý. Vấn đề ở đây là cần được chế biến bằng công nghệ cao để có những sản phẩm tốt nhất, tiên tiến nhất. Ta vừa học của các nước nhưng ta cũng phải sáng tạo để đừng mại mãi chỉ biết "học" thôi.

Chẳng hạn nước Nhật đang dẫn  đầu thế giới về áp dụng công nghệ nano cho ra nhiều sản phẩm thực phẩm không chỉ nuôi cơ  thể mà còn chữa bệnh, bảo vệ cơ thể  con người. Những sản phẩm loại này của Nhật đang chiếm 70% thị trường thế giới.

Xét góc độ nào đó Việt Nam ta đang có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú. Ta cần có sự sáng tạo cộng với công nghệ để cho ra sản phẩm mang tính "chức năng", có thể  hay hơn cả "chức năng" nữa thì rất tuyệt vời.

Các sản phẩm nông sản của ta cũng vậy. Ta cần phải sáng tạo và đưa khoa học công nghệ  vào để có những sản phẩm đột phá  mà chưa ai làm được hay có được. Có như thế thì ta mới bứt phá lên, mạnh mẽ lên.

Hãy bắt đầu suy nghĩ để học hỏi và sáng tạo để tìm ra phương pháp độc đáo cùng những biện pháp quyết liệt thực hiện. Chúng ta có thể đặt hàng cho các nhà khoa học trong và ngoài nước, tìm ra các giải pháp hữu ích và  hơn nữa là có sáng tạo để có những sáng chế.

Tuần Việt Nam xin cảm ơn và chúc sức khỏe tất cả các diễn giả tham gia bàn tròn này.

  • Duy Chiến