- VNPT vừa rồi đã tách Mobifone, tức là lấy “nồi cơm” của họ rồi. Vì thế mà việc bổ sung và kiện toàn VNPT, tức là tạo một nồi cơm mới, là hoàn toàn cần thiết, để VNPT có thể gánh vác được sự nghiệp mà nhà nước giao cho.

LTS: Bộ Thông tin Truyền thông đã trình đề án Tái cơ cấu VNPT lên Thủ tướng trong đó sẽ thành lập 3 tổng công ty VNPT Net, VNPT Media và VNPT Vinaphone. Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn nhanh với TS Lê Đăng Doanh -  về những vấn đề  xung quanh hiệu quả  hoạt động của các mô hình này.

>>Cạnh tranh giúp DN viễn thông tránh vết xe đổ tập đoàn

Theo ông, vì lý do gì mà VNPT đề nghị thành lập các Tổng công ty VNPT Net, VNPT Media và VinaPhone, thay vì các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong quá trình tái cơ cấu?

VNPT vừa rồi đã tách Mobifone, tức là lấy “nồi cơm” của họ rồi. Vì thế mà việc bổ sung và kiện toàn VNPT, tức là tạo một nồi cơm mới,  là hoàn toàn cần thiết, để VNPT có thể gánh vác được sự nghiệp mà nhà nước đang giao cho VNPT.

Về tính pháp lý của việc thành lập Tổng công ty có gì cần bàn không?

Về luật doanh nghiệp tôi thấy không có vấn đề gì về tính pháp lý. Thủ tướng xưa nay vẫn có quyền thành lập tập đoàn, Tổng công ty.

{keywords}
Ảnh: vienthong.vn

VNPT với các Tổng công ty mới thành lập có thể cạnh tranh được với với những doanh nghiệp như tập đoàn Viettel?

Theo tôi nên tạo ra các đối tác cạnh tranh tương đương với nhau, tương xứng và ngang tài ngang sức với nhau. Chứ để Viettel trở thành doanh nghiệp thống lĩnh thị trường là việc hoàn toàn không nên.

Việc lập Tổng công ty có làm cho bộ máy trở nên công kềnh hơn, và kém cạnh tranh hơn hay không? Liệu có chuyện bộ máy quá cồng kềnh mà xẩy ra những chuyện thua lỗ, đổ vỡ như Vinashin?

Nếu thành lập chỉ dựa trên các quyết định hành chính, thành lập Tổng công ty trên cơ sở tạo một không gian, thì hoàn toàn có thể. Nhưng VNPT vẫn phải cạnh tranh với doanh nghiệp lớn khác, thì bộ máy của họ phải chạy hết sức mới có lãi được.

Tôi nghĩ đây là nhu cầu tự thân của các Tổng công ty của VNPT, và là vấn đề của VNPT trong việc tính toán bộ máy, chứ không phải vấn đề của mô hình. Vì vậy, tôi cho rằng bây giờ hãy còn quá sớm để có những phán xét về chuyện này.

Việt Nam bây giờ không dựa vào VNPT như 30 năm trước đây, bởi bây giờ có rất nhiều công ty về công nghệ thông tin, trong đó có nhiều công ty tư nhân rất phát triển. Cho nên tôi nghĩ mô hình tổng công ty thuần doanh nghiệp nhà nước như thế này phải được xem xét và bổ sung, bằng hình thức gọi là consortium.

Chí ít trong lĩnh vực công nghệ thông tin, việc hình thành các tập đoàn được coi là khá thành công khi có sự cạnh tranh quyết liệt giữa VNPT, Viettel, hay FPT, chứ không còn thế độc quyền như trong các ngành khác, như ngành đóng tàu, để rồi có những quyết định sai lầm khi đầu tư mà dẫn đến sụp đổ.

Có ý kiến cho rằng sau khi thành lập các tổng công ty thuộc VNPT, tập đoàn này nên tiếp tục đổi mới bằng cách cố phần hóa các Tổng công ty này , vì các nước tiên tiến về công nghệ thông tin đều làm như vậy?

Việt Nam bây giờ không dựa vào VNPT như 30 năm trước đây, bởi bây giờ có rất nhiều công ty về công nghệ thông tin, trong đó có nhiều công ty tư nhân rất phát triển. Cho nên tôi nghĩ mô hình tổng công ty thuần doanh nghiệp nhà nước như thế này phải được xem xét và bổ sung, bằng hình thức gọi là consortium. Tức là những doanh nghiệp được hợp tác với nhau, nhưng mỗi doanh nghiệp vẫn giữ thương hiệu của mình, giữ quyền tự chủ của mình, chỉ có cam kết tham gia vào một lĩnh vực nào đấy.

Theo tôi, trong sự biến động rất nhanh của thị trường viễn thông nên chọn một hình thức đa dạng và mềm mại hơn hình thức Tổng công ty nhà nước thuần túy.

Huỳnh Phan (thực hiện)