- "Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết".
Tin bài khác:
Bố tôi mất, tôi là con của người vợ không đăng ký kết hôn của ông. Khi mất ông có để lại một mảnh đất nhưng không để lại di chúc. Xin nói thêm là ông có 3 người con gồm 2 con vợ cả và tôi. Tôi nghe nói con ngoài giá thú vẫn là con, nên tôi sẽ được hưởng thừa kế công bằng như những người con khác. Xin luật sư cho tư vấn. (Câu hỏi của bạn Hoàng Hùng).
Trả lời:
Trước hết cần giải thích cho bạn về thuật ngữ: “con ngoài giá thú” được hiểu là con được sinh ra khi cha, mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp, không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử đối với con trong hay ngoài giá thú. Với việc thừa kế thì Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú (trong thời kỳ hôn nhân) hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ chứng cứ để chứng minh bạn là con đẻ của bố bạn thì bạn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.
Việc chứng minh này có thể thông qua Giấy khai sinh, xác nhận cha cho con, kết quả giám định AND (nếu có), các giấy tờ khác... Nếu chưa có đủ cơ sở chứng minh thì bạn cần làm thủ tục "truy nhận cha cho con".
Điều 65, Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau: "Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết". Cũng theo điều 66 của luật này thì cha, mẹ là người có quyền tự yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên. Sau khi đã xác định bạn là con đẻ của bố bạn thì bạn có quyền thừa kế như các người con khác của bố bạn không kể là trong hay ngoài giá thú.
Khi bố bạn mất thì sẽ phát sinh về thừa kế. Tài sản của bố bạn để lại sẽ thuộc di sản chia thừa kế cho các đồng thừa kế. Do bố bạn mất đi không để lại di chúc nên khối di sản được chia theo pháp luật cho các thừa kế. Điều 674, Bộ luật Dân sự quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Đồng thời pháp luật cũng xác định những người được thừa kế theo luật trong đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật Dân sự) và tại những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2, điều 676, Bộ luật Dân sự).
Ngoài ra pháp luật cũng cho phép một số người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (điều 669 Bộ luật dân sự)
Như vậy trong trường hợp bạn cung cấp thì bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của bố bạn và được hưởng phần bằng nhau như với các thừa kế hàng thứ nhất của bố bạn ở.
Tư vấn bởi Luật sư Hứa Trung Kiên – Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội. ĐT: 04.38730018
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).
Tin bài khác:
Trao người yêu cho bạn thân để làm chuyện ấy
Xét nghiệm 4 lần - âm tính vẫn lo nhiễm HIV
Ngày thì nói chia tay, đêm về thì...
Thua kém vợ, tôi cảm thấy… bất lực
Xét nghiệm 4 lần - âm tính vẫn lo nhiễm HIV
Ngày thì nói chia tay, đêm về thì...
Thua kém vợ, tôi cảm thấy… bất lực
Bố tôi mất, tôi là con của người vợ không đăng ký kết hôn của ông. Khi mất ông có để lại một mảnh đất nhưng không để lại di chúc. Xin nói thêm là ông có 3 người con gồm 2 con vợ cả và tôi. Tôi nghe nói con ngoài giá thú vẫn là con, nên tôi sẽ được hưởng thừa kế công bằng như những người con khác. Xin luật sư cho tư vấn. (Câu hỏi của bạn Hoàng Hùng).
Ảnh minh họa |
Trước hết cần giải thích cho bạn về thuật ngữ: “con ngoài giá thú” được hiểu là con được sinh ra khi cha, mẹ không phải là vợ chồng hợp pháp, không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử đối với con trong hay ngoài giá thú. Với việc thừa kế thì Luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú (trong thời kỳ hôn nhân) hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ chứng cứ để chứng minh bạn là con đẻ của bố bạn thì bạn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.
Việc chứng minh này có thể thông qua Giấy khai sinh, xác nhận cha cho con, kết quả giám định AND (nếu có), các giấy tờ khác... Nếu chưa có đủ cơ sở chứng minh thì bạn cần làm thủ tục "truy nhận cha cho con".
Điều 65, Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau: "Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết". Cũng theo điều 66 của luật này thì cha, mẹ là người có quyền tự yêu cầu tòa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên. Sau khi đã xác định bạn là con đẻ của bố bạn thì bạn có quyền thừa kế như các người con khác của bố bạn không kể là trong hay ngoài giá thú.
Khi bố bạn mất thì sẽ phát sinh về thừa kế. Tài sản của bố bạn để lại sẽ thuộc di sản chia thừa kế cho các đồng thừa kế. Do bố bạn mất đi không để lại di chúc nên khối di sản được chia theo pháp luật cho các thừa kế. Điều 674, Bộ luật Dân sự quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Đồng thời pháp luật cũng xác định những người được thừa kế theo luật trong đó hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật Dân sự) và tại những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (khoản 2, điều 676, Bộ luật Dân sự).
Ngoài ra pháp luật cũng cho phép một số người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (điều 669 Bộ luật dân sự)
Như vậy trong trường hợp bạn cung cấp thì bạn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của bố bạn và được hưởng phần bằng nhau như với các thừa kế hàng thứ nhất của bố bạn ở.
Tư vấn bởi Luật sư Hứa Trung Kiên – Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng – Đoàn luật sư TP.Hà Nội. ĐT: 04.38730018
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ).