Tính đến nay, Detroit là thành phố đông dân nhất ở Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản. 

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}

Trong thư ủy quyền cho Kevyn Orr - Giám đốc quản lý tài chính khẩn cấp của thành phố - nộp đơn xin phá sản ngày 18/7, Thống đốc Michigan Rich Snyder giải thích: "Tôi thực hiện hành động cần thiết này như sự lựa chọn cuối cùng để đưa thành phố rộng lớn này về tình trạng an toàn tài chính cho dân chúng và người đóng thuế ở Detroit". 

Quyết định trên được đưa ra sau khi giám đốc Orr không thể đạt được thỏa thuận với các quỹ hưu trí và các chủ nợ của Detroit về việc tái cấu trúc các khoản nợ của thành phố.

Hồi tháng 6, ông Orr cũng đã đề cập đến nguy cơ phá sản của Detroit. Ông cho rằng thực tế quản lý tài chính yếu kém, tình trạng dân số và nguồn thu thuế suy giảm kết hợp với nhiều yếu tố khác trong 45 năm qua là nguyên nhân chính đẩy thành phố từng được mệnh danh là "Kinh đô xe hơi" của thế giới vào thảm cảnh hiện nay. 

Theo ông Orr, kể từ năm 2000, dân số Detroit đã giảm tới 26% trong khi thất nghiệp tăng gấp gần 3 lần, từ 6,3% tháng 6/2000 lên tới 18,3% tháng 6/2012. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở mức dưới 28.000 USD, thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân 49.000 USD của cả nước Mỹ. Hơn 36% dân số sống trong cảnh nghèo vào năm 2011 trong khi giá trung bình một ngôi nhà là 71.000 USD, chỉ bằng gần một nửa mức trung bình 137.000 USD của cả nước Mỹ.  

{keywords}

Như vậy đến nay, Detroit là thành phố lớn nhất của Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản tính theo số nợ bị vỡ, theo gót các thành phố Jefferson County của bang Alabama cùng với San Bernardino và Stockton của bang California. 

Nếu đơn xin bảo hộ phá sản được tòa án liên bang Mỹ chấp nhận, hàng nghìn chủ nợ của Detroit sẽ phải đàm phán với ông Orr để giải quyết khoản nợ 18,5 tỷ USD. Theo luật bảo hộ phá sản, các chủ nợ không thể gây quá nhiều áp lực lên thói quen chi tiêu của thành phố này và cũng không thể áp đặt các kế hoạch do họ tự soạn ra.

Scott Martelle, tác giả cuốn "Detroit: A Biography", cho biết, Detroit bước vào giai đoạn khó khăn kể từ năm 1950, khi các nhà sản xuất xe hơi Mỹ cắt giảm việc làm và người dân bắt đầu chuyển ra sinh sống ở các vùng ngoại ô. Doanh thu thuế sụt giảm đã khiến cho các dịch vụ cơ bản của thành phố rộng lớn này xuống cấp. 

Một báo cáo hồi tháng 2 năm nay đã kết luận Detroit đang lún sâu vào khủng hoảng tài chính. 

Thanh Hảo (Tổng hợp)