ĐHĐCĐ của CEO Group (CEO) đã nhất trí thông qua phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ năm 2022 cho cổ đông hiện hữu và ESOP cho người lao động, số lượng dự kiến phát hành hơn 257 triệu cổ phần, tương đương 2.573 tỷ đồng.

Vốn điều lệ của CEO Group sau khi phát hành cổ phiếu dự kiến sẽ đạt trên 5.146 tỷ đồng. Đây là bước đi quyết định để tăng sức mạnh cho ông lớn BĐS này thực hiện một cuộc chuyển đổi với những bước đi và dự án lớn trong 2022.

Năm 2022, CEO Group sẽ thực hiện tổ chức tái cấu trúc các ngành nghề kinh doanh chính, tập trung nhiều hơn vào phát triển BĐS nhà ở, khu đô thị tích hợp du lịch, nghỉ dưỡng. Đối với lĩnh vực du lịch - quản lý khách sạn, CEO chú trọng phục vụ khách nội địa để phù hợp với tình hình mới, tăng tỷ lệ lấp đầy, chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp du khách quốc tế khi du lịch mở cửa hoàn toàn.

CEO nghiên cứu mở rộng sang các ngành, lĩnh vực mới như năng lượng xanh, BĐS khu công nghiệp, BĐS logistics, BĐS phục vụ người cao tuổi, viện dưỡng lão… 

Một trọng tâm của CEO 2022 là đẩy mạnh phát triển quỹ đất thông qua việc tham gia đấu thầu, đấu giá, M&A, hợp tác đầu tư các dự án có tiềm năng. Đồng thời, ông lớn này có kế hoạch phát triển thêm các dự án mới trên địa bàn cả nước với tổng quy mô dự kiến gấp rưỡi đến gấp đôi hiện nay, đảm bảo quỹ đất phát triển cho nhiều năm tiếp theo.  Quỹ đất dự kiến có thể tăng thêm đến 1.000 ha so với mức 1.000 ha hiện nay đang sở hữu.

Một số dự án lớn nằm trong danh sách triển khai đang được kỳ vọng là  Sonasea Vân Đồn Harbor City (Quảng Ninh), CEOHomes Hana Garden (Hà Nội), Sonasea Residences (Phú Quốc)... 

Trước đó, năm 2021, CEO triển khai các hoạt động kinh doanh sản phẩm ở 2 thị trường trọng điểm là Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phú Quốc (Kiên Giang) và nhận được kết quả khả quan.

Trên thị trường BĐS, nhiều DN cũng đặt kế hoạch tăng trưởng ấn tượng sau đại dịch.  Danh Khôi (NRC) đặt kế hoạch doanh thu thuần 905 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 220 tỷ đồng, cùng kế hoạch tăng vốn từ 881 tỷ đồng lên 1.389 tỷ đồng.  Kết thúc quý I/2022, doanh thu riêng công ty mẹ của NRC đạt gần 27 tỷ đồng, gấp 30 lần cùng kỳ; lãi sau thuế đạt gần 16,6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 6 tỷ đồng.

Tương tự, Cen Land (CRE) vừa công bố báo cáo tài chính quý I.2022 với lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng trưởng 80% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 141,88 tỉ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lợi nhuận sau thuế của riêng công ty mẹ ghi nhận 154,6 tỉ, tăng trưởng 80%.

Trong năm nay, Cen Land đặt kế hoạch doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 8.500 tỉ đồng, tăng trưởng khoảng 52% so với kết quả năm 2021.  

Biểu đồ giá của TDH

Tuy nhiên, trái ngược với các doanh nghiệp trên, Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận doanh thu đạt 0,14 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 23,46 tỷ đồng, lần lượt giảm 99,7% và 51,3% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm đáng lưu ý, trong quý đầu năm lợi nhuận gộp chỉ ghi nhân 0,18 tỷ đồng, thấp hơn cả chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 1,6 tỷ đồng, Công ty chỉ có lãi nhờ hoạt động tài chính.

Còn tại CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH), kết thúc năm tài chính 2021, Công ty ghi nhận doanh thu giảm 75,2% về còn 487,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 890,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 309,4 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế của công ty lên tới 693,7 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã có hai năm lỗ liên tiếp.

Trong đó, đáng chú ý trong năm công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp âm 66,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 209,8 tỷ đồng,

Bảo Anh

Ngân hàng nhà á hậu Dương Trương Thiên Lý sau thời tranh chấp, đấu đá nội bộSau một thời gian dài tranh chấp tài sản trong nội bộ, NamABank của gia đình cố doanh nhân Tư Hường và á hậu Dương Trương Thiên Lý tăng trưởng trở lại.