Chính phủ đưa mức vốn đầu tư hơn 2,8 triệu tỷ đồng là dựa trên các tính toán bảo đảm mức độ tăng trưởng của cả giai đoạn. Do đó đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021-2025, cần khắc phục cho được đầu tư dàn trải, tình trạng khởi công trước xin chủ trương sau và tập trung đầu tư cho các dự án mang tính động lực, liên vùng.

{keywords}
Cần khắc phục cho được đầu tư dàn trải, tình trạng khởi công trước xin chủ trương sau và tập trung đầu tư cho các dự án mang tính động lực, liên vùng.

Đây là mục tiêu rất khó. Giai đoạn 2016-2020, thực tế hụt khoảng 150.000 tỷ đồng; giai đoạn mới này, tổng vốn đầu tư phát triển  trong nước cao gần gấp đôi 5 năm trung hạn trước, việc bố trí vốn trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn. Bởi muốn có vốn bố trí phải phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách trong 5 năm tới.

Do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thu ngân sách nhà nước sẽ gặp khó khăn. Do đó, ngân sách trung ương phải hết sức nỗ lực bảo đảm nguồn thu, để có nguồn chi cho đầu tư phát triển.

Việc, phân bổ các nguồn vốn vẫn còn có bất cập, hiện nay chủ yếu phân bổ theo kế hoạch hàng năm, do đó, ảnh hưởng đến năng lực, sáng tạo của chủ đầu tư dự án, nếu không muốn nói kéo lùi khả năng của ban quản lý dự án.

Bởi vậy, cần có kế hoạch tổng thể về đầu tư hạ tầng trong đầu tư công, trong đó có khả năng huy động nguồn vốn xã hội, xác định các dự án cấp bách, cần thiết để có cơ chế tập trung cho dự án đó, tạo tính lan toả, động lực cho các dự án khác.

Tâm Anh