Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương vừa chia sẻ với báo chí về giải pháp giữ chân FDI trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

PV: Thưa ông, mới đây trong dư luận xã hội có thông tin chorằng,hãng Nike rời sản xuất khỏi Việt Namvà các hãng khác như Adidas, Puma cũng có động thái tương tự. Xin ông cho biết về tính chính xác của thông tin này?

Ông Ngô Khải Hoàn: Đối với ngành may mặc, các nhãn hàng lớn như Nike, Adidas, , New Balance, Decathlon, Uniqlo, GAP, H&M, …, họ không có cơ sở, nhà máy sản xuất tại Việt Nam mà chỉ thuê gia công với mã hàng và thời điểm giao hàng nhất định.

{keywords}
Ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (ảnh: Ngọc Linh)

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp gia công hàng may mặc, da giày của Việt Nam phải cắt giảm công suất tối đa, thậm chí đóng cửa tạm thời do không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch của chính quyền địa phương.

Do đó, để đảm bảo thời gian giao hàng, phục vụ dịp Giáng sinh và năm mới, các nhãn hàng trên buộc phải dừng hoặc hủy đơn hàng, thuê gia công tại nước khác, bù đắp sự thiếu hụt của Việt Nam.

PV: Vậy, ông đánh giá gì về nièm tin của các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam? Liệu, có khả năng các doanh nghiệp này sẽ dịch chuyển khỏi Việt Nam do tác động của Covid-19?

Ông Ngô Khải Hoàn: Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới thông qua số liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp FDI tin tưởng Việt Nam vẫn là thị trường đầu tư có nhiều điểm hấp dẫn, không đặt vấn đề rút vốn khỏi Việt Nam.

Lý do được đưa ra là vì so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có nền chính trị, môi trường kinh tế ổn định, các chính sách thu hút FDI ngày càng được cải thiện, nguồn nhân công giá rẻ và trình độ ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng được chú trọng phát triển và các thủ tục hành chính cũng dần được cải ccách theo hướng đơn giản hóa.

Bên cạnh đó, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP cũng giúp các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhập khẩu linh kiện với giá rẻ hơn, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu cũng tốt hơn.

{keywords}
Nhiêu doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử là vệ tinh cho FDI tại Việt Nam (ảnh: Ngọc Linh)

Hơn nữa, trên thực tế, việc rút vốn đầu tư sang một quốc gia khác không hề đơn giản vì việc dịch chuyển dòng vốn rất tốn thời gian và chi phí. Đây không phải là việc có thể triển khai ngay bởi cần cả một quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu và phân tích một thị trường mới.

Có thể nói, đối với cộng đồng doanh nghiệp FDI, việc rút vốn không phải là bài toán họ đưa ra. Điều cácdoanh nghiệpquan tâm hiện nay là việc Chính phủ Việt Nam thực hiện giãn cách ở mức độ hợp lý để vừa đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 an toàn, vừa tạo không gian duy trì sản xuất, kinh doanh một cách hợp lý.

Thay vì chính quyền nghĩ cho doanh nghiệp thực hiện phương án nào, hãy để doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về phương án sản xuất mà họ đưa ra.

Tuy nhiên, để doanh nghiệp có đủ thông tin và căn cứ lên phương án sản xuất, cần có những quy định chi tiết về điều kiện làm việc, điều kiện an toàn mà doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo trong quá trình sản xuất, quy định về kiểm tra định kỳ, và quản lý cung đường của người lao động, những nguy cơ có thể lây nhiễm... để cả doanh nghiệp và người lao động biết mình cần phải làm gì và chủ động phòng tránh.

Doanh nghiệp có thể lên phương án khác nhau đối với từng người lao động tuỳ thuộc vào điều kiện của họ, không chỉ áp dụng 1 phương án cho cả doanh nghiệp để đảm bảo nguồn lao động và duy trì sản xuất.

PV: Ngành công nghiệp, trong đó có lĩnh vực công nghiệp hỗ trợcó kế hoạch thế nào để bù lại thời gian giãn cách, sản xuất tăng tốc, duy trì sản xuất công nghiệp?

Ông Ngô Khải Hoàn: Duy trì được hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chính là giải pháp giúp người dân địa phương có việc làm và thu nhập ổn định, nhờ đó địa phương cũng giảm được gánh nặng về an sinh xã hội.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp chủ đạo. Cụ thể là, tiếp tục triển khai khẩn trương, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định và phát triển kinh tế, sớm khống chế được tình hình dịch bệnh để từng bước đưa nền kinh tế hoạt động trở lại, đồng thời, bảo đảm duy trì các điều kiện để vận hành sản xuất và chuẩn bị cho việc phục hồi sản xuất trở lại sau dịch bệnh.

Trong đó, việc hàng đầu là phải đảm bảo lưu thông, luân chuyển hàng hóa, lao động nhằm phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộcũng sẽ hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án bố trí sản xuất bảo đảm an toàn phòng dịch và kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng cấp độ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, có các giải pháp cụ thể để tái khởi động lại ngay hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí an toàn. 

Ngoàira, triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn về tài chính, tín dụng, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người lao động trong các ngành công nghiệp để bảo đảm dòng tài chính cho doanh nghiệp cũng như nguồn cung lao động phục vụ cho phương án phục hồi sản xuất sau dịch bệnh.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp mạnh mẽ để chống đầu cơ, găm hàng, tích trữ, lũng đoạn thị trường hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước nhằm ổn định thị trường, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp.

Chúng tôi cũng nhận thức rõ việc khẩn trương hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển công nghiệp trong năm 2021, trong đó tập trung vào các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp hỗ trợ... để tạo cơ chế thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong cuối năm 2021 và năm 2022.

Bên cạnh đó là thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước, thương mại điện tử, kết nối giữa nhà sản xuất và các nhà phân phối, tiêu thụ, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu để duy trì và mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất, tận dụng tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là EVFTA, CPTPP, RCEP mang lại.

PV: Vậy theo ông, làm thế nào để giữ các doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam?

Ông Ngô Khải Hoàn: Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.

Trong thời gian vừa qua, nhân công giá rẻ là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đối với các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhân tố lao động giá rẻ ngày nay không còn nhiều sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư, phát triển bền vững.

Nếu chỉ phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp trong bối cảnh chi phí nhân công đang tăng dần với tốc độ tăng nhanh hơn năng suất lao động, các Tập đoàn công nghiệp đa quốc gia sẽ sớm rời bỏ Việt Nam.

Thay vào đó, xu thế ngày nay TNCs, MNCs sẽ chú trọng đầu tư sản xuất vào những khu vực mà tại đó họ có thể tận dụng được một ngànhcông nghiệp hỗ trợtốt, đáp ứng được nhu cầu cung ứng linh kiện, chi tiết sản phẩm phục vụ cho dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm, bởi tỷ lệ của chi phí về côngnghiệp hỗ trợcao hơn nhiều so với chi phí lao động.

Khi GDP trên đầu người tăng lên và Việt Nam dần bước vào giai đoạn già hóa dân số, lợi thế về nhân công giá rẻ không còn, các doanh nghiệp FDI sẽ dịch chuyển sang các quốc gia có giá nhân công cạnh tranh hơn hoặc có hệ thống cung ứng tốt hơn, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa học hỏi, sáng tạo được các công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Việc này sẽ dẫn đến hiện tượng giải công nghiệp hóa sớm. Sự suy giảm các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ kéo theo sự suy giảm các ngành dịch vụ, tiêu dùng và gia tăng nạn thất nghiệp, đồng thời cũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về mặt an sinh, xã hội. Từ đó, đất nước sẽ có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Việc tập trung phát triển côngnghiệp hỗ trợ để thu hút và giữ chân dòng vốn FDI là bài học kinh nghiệm thành công điển hình của các quốc gia trong khu vực mà tiêu biểu là Thái Lan. Thực tế, trong thời gian trước đây cũng như hiện tại, nhiều nhà đầu tư trong trong các ngành sản xuất đã lựa chọn Thái Lan hoặc Indonesia vì hệ thống cung ứng nội địa của Việt Nam kém cạnh tranh hơn nhiều so với các quốc gia này.

Do đó, nếu không có các chính sách thiết thực, đủ mạnh và kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của CNHT, Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ bỏ lỡ các dòng vốn đầu tư lớn trong xu thế chuyển dịch của chuỗi giá trị toàn cầu cũng như đổi mới mô hình phát triển công nghiệp.

Thúy Hòa (thực hiện)

 

VITASK mở khoá đào tào tư vấn viên đánh giá năng lực và phát triển doanh nghiệp

VITASK mở khoá đào tào tư vấn viên đánh giá năng lực và phát triển doanh nghiệp

Khóa đào tạo tư vấn viên về đánh giá năng lực và phát triển doanh nghiệp sẽ được Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VITASK) khai giảng vào ngày 6/9/ 2021 tới đây.